Bà bầu bị ù tai phải làm sao?
Bị ù tai khi mang thai là tình trạng thường gặp ở bà bầu. Không chỉ đối với phụ nữ mang thai, ù tai có thể xảy ra với mọi đối tượng ở mọi độ tuổi, đem đến không ít bất tiện cho cuộc sống. Ù tai sẽ khiến mẹ bầu gặp các tình trạng như hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, đau nhứt đầu và một số tác động tiêu cực khác. Vậy bà bầu bị ù tai phải làm sao? Bị ù tai khi mang thai có ảnh hưởng đến em bé không?
Bà bầu bị ù tai được khuyên nên đến gặp bác sĩ và sử dụng thuốc theo chỉ định. Ngoài ra, bà bầu hãy: có chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi thật tốt, tránh xa những nơi có tiếng ồn và thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể.

4 nguyên nhân khiến bà bầu bị ù tai?
Phụ nữ mang thai bị ù tai có thể là do những nguyên nhân sau đây:
1. Mắc các bệnh về tai
Bị ù tai khi mang thai nguyên nhân là do bà bầu bị các bệnh về tai. Các bệnh đó có thể là: viêm tai giữa, viêm màng nhĩ tai,…Những tình trạng bệnh này nếu không được chữa trị đúng cách thì có thể dẫn đến đau tai, ù tai.
2. Cơ thể bị thiếu máu
Bà bầu bị ù tai do cơ thể bị thiếu máu. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần một lượng máu nhiều hơn so với bình thường để nuôi thai nhi, do đó tình trạng bà bầu bị thiếu máu rất dễ xảy ra. Thiếu máu sẽ khiến cho quá trình tuần hoàn máu gặp khó khăn, quá trình máu lưu thông lên não kém dẫn đến tình trạng bị ù tai ở bà bầu. Thai nhi càng lớn lượng máu cần thiết càng lớn, vì vậy có thể hiểu bà bầu bị ù tai 3 tháng cuối là nhiều nhất.
3. Tiếp xúc với tiếng ồn
Nếu bà bầu ở trong môi trường có nhiều tiếng ồn và phải tiếp xúc với những tiếng ồn này trong khoảng thời gian dài cũng sẽ khiến bà bầu bị ù tai. Những âm thanh lớn sẽ làm hỏng các tế bào lông dẫn truyền âm trong ốc tai, khiến tai bị tổn thương và dễ gặp các vấn đề xấu.
4. Căng thẳng, mất ngủ
Khi mang bầu, phụ nữ thường có tâm trạng không ổn định. Hay lo lắng, suy nghĩ, trầm cảm, căng thẳng,… dẫn tới mất ngủ, suy nhược cơ thể gây ra ù tai khi mang thai.
Dấu hiệu bà bầu bị ù tai

Phụ nữ mang thai bị ù tai có những triệu chứng như sau:
Tai đau nhứt
Cảm giác nghe kém
Nghe thấy âm thanh trong tai (tiếng chuông, tiếng gió, tiếng kèn, tiếng rít,…)
Những trạng thái ù tai thường gặp ở bà bầu
Bị ù tai khi mang thai thường có những tình trạng như:
Bị ù tai khi mang thai 3 tháng cuối
Bà bầu bị ù tai 3 tháng đầu
Bà bầu ù tai 3 tháng giữa
Bầu 37 tuần bị ù tai
Mang thai bị ù tai phải
Mang thai bị ù tai trái
4 cách trị ù tai cho bà bầu an toàn

1. Đến gặp bác sĩ
Bà bầu bị ù tai nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu cho sức khỏe. Hãy chia sẻ với chuyên gia y tế về những khó chịu, khó khăn khi bị ù tai cũng như các khó khăn khác trong thai kỳ mà mẹ bầu gặp phải.
Trong trường hợp phải dùng thuốc hay liệu trình điều trị nào, hãy tham khảo ý kiến và quá trình điều trị phải được giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa.
2. Chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
Một chế độ ăn uống dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cũng giúp bà bầu bị ù tai cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại cho sức khỏe.
3. Ở nơi yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn
Phụ nữ mang thai bị ù tai hãy cố gắng tránh xa tiếng ồn. Mẹ bầu nên hạn chế đến những nơi có âm thanhh lớn, ví dụ buổi hòa nhạc hoặc nơi đang diễn ra lễ hội, những tiếng ồn lớn sẽ khiến tình trạng ù tai nặng hơn. Bà bầu bị ù tai cũng nên hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, tiếng còi xe, tiếng động cơ có thể khiến mẹ thêm nhứt mỏi tai, thậm chí là chóng mặt và mất thăng bằng.
Thay vào đó hãy để cơ thể thư giãn, nghỉ ngơi ở những nơi có bầu không khí yên tĩnh và trong lành. Công viên, vườn nhà, ban công hay thậm chí là tại nhà, với điều kiện nhà bạn phải thoáng khí, đều là những nơi có thể giúp bà bầu thư giãn và lạ dễ tìm.
4. Tập thể dục
Bà bầu tập thể dục khi mang thai rất tốt cho cơ thể. Tập thể dục, vận động nhẹ sẽ đem lại tác động tích cực đến cơ thể và tâm trí của mẹ, giúp cải thiện lưu thông máu và đối phó với các triệu chứng ù tai.
Những bài tập thể dục cho bà bầu: đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe, vươn vai, xoay tay chân,…đây đều là những bài tập nhẹ nhàng giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt.
Bà bầu bị ù tai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu bị ù tai tuy là một tình trạng bình thường và mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp xấu có thể xảy đến, nếu bà bầu không chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực.
Nguy cơ tiền sản giật
Chứng ù tai có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng bà bầu bị tiền sản giật. Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi mang thai của phụ nữ. Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật là nguyên nhân của các tình trạng nguy hiểm như sinh non, thai nhi bị dị tật, chết lưu, bé sinh ra chậm phát triển,…
Bà bầu bị té ngã
Bà bầu bị ù tai đôi khi tiếng ù sẽ khiến mẹ bị chóng mặt, choáng váng khiến mẹ mất thăng bằng và có nguy có bị ngã. Bà bầu bị ngã nếu tình trạng nhẹ sẽ không sao, nhưng nếu bị ngã nặng thì sẽ ảnh hưởng cho cả mẹ và bé. Cụ thể mẹ bầu có nguy cơ sảy thai, vỡ ối, sinh non dẫn đến bé sinh ra có sức khỏe yếu, chậm phát triển.
Bà bầu chán ăn, ăn không ngon miệng
Bị ù tai khi mang thai đôi khi sẽ khiến mẹ chán ăn, ăn không ngon, bỏ bữa. Bà bầu bị chán ăn cũng sẽ gây các tác động xấu cho em bé, cụ thể:
- Không có đủ dinh dưỡng để cung cấp nuôi thai nhi, khiến trẻ bị thiếu chất và khó phát triển không toàn diện.
- Nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai và thai chết lưu cao.
Lưu ý khi bà bầu bị ù tai
Bà bầu bị ù tai nên ăn gì?

- Thực phẩm giàu sắt: đậu phụ, cải bó xôi, gà tây, thịt heo, thịt bò,…
- Thực phẩm giàu kẽm: hải sản (đặc biệt là hàu), thịt bò, thịt cừu và cải bó xôi.
- Thực phẩm chứa vitamin B12: cá hồi, cá thu và thịt đỏ
- Các loại hạt: hạt bí, hạt dẻ, hạt điều,…
- Ngũ cốc.
- Trái cây, rau củ quả.
Bà bầu bị ù tai không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị ù tai không nên ăn uống những gì:
- Đồ ăn ngọt, mặn
- Thực phẩm chứa chất kích thích: rượu, bia, cà phê.
- Thực phẩm có bột ngọt.
- Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp.
Bà bầu bị ù tai không nên làm gì?
Bị ù tai khi mang thai nên kiêng làm những điều sau:
- Hạn chế ngoáy tai quá nhiều, nên chọn ngoáy tai bằng tăm bông có độ mềm.
- Không đeo phone, nghe nhạc với âm thanh lớn, thời gian dài.
- Hạn chế nghe điện thoại quá lâu, khi nghe nên khoảng cách giữa tai và điện thoại trống một khoảng, không để sát tai.
- Tránh những va chạm vào vùng tai.
- Hạn chế để nước, côn trùng hay yếu tố nào đó lọt vào tai.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị ù tai phải làm sao? Bà bầu bị ù tai có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị ù tai.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nám phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị viêm da dị ứng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị bỏng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị bong tróc da tay phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp