Bà bầu bị vàng da phải làm sao?
Bị vàng da trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với cácxuấ. tình trạng vàng da ở phụ nữ mang thai này estrogen gia tăng làm thay đổi khả năng bài tiết muối mật và sắc tố mật, chất này ứ lại trong máu, ngấm vào da gây ngứa và vàng da.Vậy bà bầu bị vàng da phải làm sao?
Bà bầu bị vàng da là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, không được tự ý uống thuốc.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị vàng da
Một vài nguy nhiên dẫn đến vàng da ở mẹ bầu:
- Sốt rét gây viêm và vàng da
- Các rối loạn về gan như bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ không do rượu, gan nhiễm mỡ cấp tính, xơ gan mật nguyên phát và viêm gan do virus
- Sử dụng paracetamol quá liều có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của gan và cản trở khả năng lọc chất thải, gây bệnh lý vàng da
- Sỏi túi mật hoặc sự hiện diện của sỏi trong ống mật thông thường gây ra sự tích tụ của bilirubin, dẫn tới vàng da
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm, một tình trạng di truyền gây ra hiện tượng phá vỡ các tế bào hồng cầu. Nó cũng dẫn đến tình trạng cơ thể vô tình tích trữ quá nhiều bilirubin
- Hội chứng HELLP, một tình trạng đe dọa tính mạng thường xảy ra trong giai đoạn sau của thai kỳ hoặc thậm chí sau khi sinh con
- Các nguyên nhân thứ phát như béo phì, một số bệnh tự miễn, dị tật bẩm sinh và mức cholesterol cao cũng có khả năng dẫn đến vàng da bệnh lý.
Những tình trạng bị vàng da thường gặp ở bà bầu
Các mẹ bầu bị vàng da thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:
- Sốt cao
- Yếu sức
- Ngứa da
- Đau đầu
- Phân màu sáng
- Nước tiểu sẫm màu
- Buồn nôn và ói mửa
- Ăn uống không ngon
- Sưng khu vực quanh gan
- Mắt chuyển sang màu vàng
- Sưng chân, mắt cá chân và bàn chân.
Cách chăm sóc cho bà bầu bị vàng da
Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc mẹ bầu bị vàng da hiệu quả nhất:
Chế độ ăn uống hợp lý
Ăn thực phẩm lành mạnh và hợp vệ sinh trong suốt thai kỳ sẽ giúp bạn tránh được bệnh vàng da cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
Cân nặng ổn định
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên duy trì cân nặng khỏe mạnh và điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu bằng cách kiểm soát lượng chất béo hấp thụ.
Lối sống năng động
Tham khảo ý kiến bác sĩ về các hình thức vận động an toàn trong thai kỳ. Tập luyện đều đặn sẽ hỗ trợ cơ thể cung cấp máu và oxy thích hợp cho các bộ phận khác nhau, bao gồm cả gan.
Tiêm phòng trước khi mang thai
Để tránh các bệnh về nhiễm trùng hoặc viêm gan. Mẹ bầu nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ về kế hoạch tiêm phòng.
Hạn chế uống thuốc
Khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế uống thuốc hoặc hợp chất có thể gây độc cho gan. Tránh lạm dụng thuốc không kê đơn (OTC). Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ.
Cẩn thận khi đi du lịch
Tránh đi du lịch đến những khu vực có các bệnh như sốt rét. Nếu trong trường hợp bất khả kháng, mẹ bầu nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa.
Bà bầu bị vàng da có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mang thai là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với cả mẹ và bé. Mẹ bầu phải chú ý đến bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mình phải đối mặt trong thời gian bầu bí vì chúng chắc chắn sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thiên thần nhỏ. Một trong những tình trạng cần đến sự quan tâm khi mang thai là vàng da bệnh lý.
Ảnh hưởng đến mẹ bầu
- Sinh non
- Ngứa có thể trở nên dữ dội và suy nhược
- Đông máu cục bộ, cần đến vitamin K để cải thiện tình hình.
Ảnh hưởng đến thai nhi
- Suy thai
- Thai nhi chết lưu
- Thai nhi nuốt phân
- Hội chứng hít ối phân su.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị vàng da phải làm sao? Bà bầu bị vàng da có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị vàng da.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp