Bà bầu bị viêm bàng quang phải làm sao?
Bị viêm bàng quang trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu Bàng quang là một cơ quan quan trọng trong hệ tiết niệu của con người. Bàng quang nằm ở phần bụng dưới, trong vùng xương chậu, ngay sau xương mu.Viêm bàng quang là sự nhiễm khuẩn bàng quang, một hội chứng bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy bà bầu bị viêm bàng quang phải làm sao?
Bà bầu bị viêm bàng quang là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh sạch sẽ, khám định kỳ thường xuyên.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm bàng quang
Do cấu tạo đường tiểu, hệ tiết niệu
Sinh dục của nữ có cấu tạo phức tạp hơn nam giới. Hơn nữa, niệu đạo (đường dẫn nước tiểu) của phụ nữ ngắn nên mầm bệnh ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng đến bàng quang gây viêm;
Vệ sinh quá ít hay quá nhiều
việc làm vệ sinh không đúng cách hoặc làm vệ sinh quá ít dễ dẫn đến viêm nhiễm đường tiểu dẫn đến viêm bàng quang. Ngược lại, làm vệ sinh quá nhiều cũng chưa hẳn đã tốt. Chất diệt khuẩn trong các sản phẩm làm sạch có thể gây hại. Đặc biệt khi sử dụng vòi sen để vệ sinh tia xịt trực tiếp vào âm đạo. Điều này gây mất cân bằng hệ vị khuẩn âm đạo.
Thay đổi nội tiết
Do phụ nữ khi mang thai thay đổi nội tiết tố một cách mạnh mẽ, hệ miễn dịch cũng yếu đi nên dễ mắc viêm bàng quang đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ.
Thói quen mặc quần áo
Việc mặc quần áo quá chật, chất liệu không thoáng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.
Cách chăm sóc cho bà bầu bị viêm bàng quang
Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc mẹ bầu bị viêm bàng quang hiệu quả nhất:
- Bà bầu cần uống tối thiểu 2,5 lít nước/ngày giúp tăng cường sự bài tiết. Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày, bôe sung nhiều rau xanh và hoa quả.
- Rèn thói quen đi tiểu (đi hết) thường xuyên, tuyệt đối không nhịn tiểu gây căng bàng quang, ứ đọng nước và làm tăng sự sinh sôi của vi khuẩn
- Giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục sau khi đi vệ sinh
- Cần nhớ không nên dùng sữa tắm, dầu gội đầu hoặc xà phòng thơm để vệ sinh, sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tăng nguy cơ viêm nhiễm
- Thay quần lót 2 lần/ngày, mặc quần lót thoáng, rộng bằng chất liệu cotton để giữ vùng kín khô ráo. Không mặc quần chật (nhất là trong mùa hè) vì nó làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm ướt vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Không được tự điều trị mà cần đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Tiết niệu và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Bà bầu bị viêm bàng quang có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi bị bệnh, bà bầu không được tự ý uống thuốc mà nên gặp bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất. Tránh làm viêm bể thận, cũng như gây tổn hại đến thai nhi.
Nếu để lâu dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm độc thai nhi, tiền sản giật, sảy thai, sinh non… Cần điều trị dứt điểm, uống thuốc đều đặn và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh tái bệnh, và cần phải điều trị dứt bệnh trước khi sinh.
Một số lưu ý cho bà bầu bị viêm bàng quang
Bà bầu bị viêm bàng quang nên ăn gì?
- Uống đầy đủ nước từ 1,5 lít đến 2 lít một ngày
- Một số loại nước ép như: Nước ép dâu tây, hay dâu tằm
- Các loại thực phẩm như: ốc, ngô, đậu xanh, hành củ, rau cần tây…
- Ăn protein trong thịt, cá trứng để axit hóa nước tiểu
Bà bầu bị viêm bàng quang không nên ăn gì?
Phụ nữ mang thai nên hạn chế các loại đồ ăn:
- Một số gia vị cay, nóng
- Những thức ăn nhiều dầu mỡ nên hạn chế như mỡ động vật
- Loại bỏ thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia, đồ uống có gas,…
- Không nên đồ ăn quá mặn
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị viêm bàng quang phải làm sao? Bà bầu bị viêm bàng quang có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị viêm bàng quang.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp