Bà bầu bị viêm da cơ địa phải làm sao?
Viêm da cơ địa là bệnh dị ứng mạn tính. Người bệnh viêm da cơ địa sẽ có những biểu hiện tương tự như tình trạng da mẩn ngứa, nổi đỏ, xuất hiện mụn nhỏ li ti tạo thành từng đám nhỏ, có thể có mụn nước, da bị bong tróc,… Bản thân bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi trong thai kỳ nhưng nó là bệnh có thể di truyền. Trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị viêm da cơ địa. Vậy bà bầu bị viêm da cơ địa phải làm sao?
Bà bầu bị viêm da cơ địa được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị viêm da cơ địa
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi. Sự rối loạn nội tiết tố kèm với việc hệ miễn dịch suy yếu là nguyên nhân chính làm kích hoạt phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Từ đó, khiến cho bà bầu dễ bị viêm da cơ địa. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
- Ăn các thực phẩm dễ dị ứng.
- Yếu tố thời tiết thay đổi thất thường.
- Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.
- Tiếp xúc với mỹ phẩm, chất tẩy rửa, hóa chất.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị.
- Mẹ bầu mắc một số bệnh mãn tính trong thai kỳ.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị viêm da cơ địa
Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường dễ nhận biết, điển hình như:
Da khô.
Thay đổi sắc tố da.
Bong tróc ngoài da.
Nổi mụn nước, mụn li ti.
Da đỏ, ngứa khi mang thai.
Dễ kích ứng da.
Viêm da.
Những tình trạng viêm da cơ địa thường gặp ở bà bầu
- Bà bầu bị viêm da cơ địa phải làm sao.
- Cách trị viêm da cho bà bầu.
- Bà bầu bị viêm da dị ứng.
- Viêm da cơ địa ở bà bầu.
- Mẹ bầu bị viêm da cơ địa dị ứng phải làm sao.
Cách điều trị viêm da cơ địa cho mẹ bầu
Viêm da cơ địa tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm, tránh những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị viêm da cơ địa.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị viêm da cơ địa, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Thay đổi sắc tố da.
- Bong tróc ngoài da.
- Nổi mụn nước, mụn li ti.
- Da đỏ, ngứa khi mang thai.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học và tránh tiếp xúc với những yếu tố kích thích sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Uống nhiều nước.
- Giữ ẩm cho da.
- Tắm nước ấm.
- Luôn chú ý giữ vệ sinh.
- Mặc quần áo rộng.
- Sử dụng lá trầu không.
Mẹ bầu có thể lấy khoảng 6-10 lá trầu không đem rửa sạch rồi vò nát. Sau đó cho vào nước đun sôi khoảng 10 phút thì lấy ra để ấm thì rửa ngâm rửa vết thương tại vùng da bị viêm da cơ địa. Ngâm rửa khoảng 5- 10 phút cho tới lúc nước nguội thì thôi.
Bà bầu bị viêm da cơ địa có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Viêm da cơ địa không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Hầu hết các bệnh nhân viêm da cơ địa có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.
Tuy nhiên, bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến cơ thể mất nước. Trong trường hợp viêm da cơ địa mãn tính, mẹ bầu có nguy cơ suy giảm hồng cầu, thiếu máu và có ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Hơn thế, căn bệnh này có thể di truyền cho bé sau này.
Những lưu ý khi bà bầu bị viêm da cơ địa
Bà bầu bị viêm da cơ địa nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh viêm da cơ địa:
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin. Bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, E từ các loại rau xanh, củ quả tươi sẽ giúp cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho da và cơ thể.
- Những loại thực phẩm có tính chống viêm. Các loại thực phẩm như cá, thịt heo sẽ giúp các mô dưới da liên kết chặt chẽ hơn, hạn chế những tổn thương do viêm da cơ địa gây ra. Ngoài ra, bổ sung hạt lanh, dầu hạt lanh, dầu anh thảo, dầu cá sẽ giúp tăng cường omega 3 giảm viêm, giúp giảm ngứa, giảm đau rát do triệu chứng viêm da cơ địa.
- Ngũ cốc. Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt tăng khả năng đề kháng bảo vệ cơ thể dưới những tác nhân gây bệnh. Các loại ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, kiều mạch,…
- Nhóm thực phẩm chứa kẽm. Kẽm giúp việc ngăn chặn bệnh viêm da cơ địa bùng phát, chữa lành những tổn thương khi sản sinh protein và các tế bào tái tạo da. Kẽm có nhiều trong hạt bí ngô, hạt vừng, trái cây (bơ, lựu, mâm xôi…), rau chân vịt, đậu nành, đậu hà lan,…
- Mật ong. Mật ong có tính khử trùng, kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Những thuộc tính giúp giảm viêm, giảm sưng đau và đẩy nhanh quá trình lành vết thương và hình thành da mới.
Bà bầu bị viêm da cơ địa không nên ăn gì?
Những thực phẩm mẹ bầu bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn:
- Các món nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống có cồn.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Thịt đỏ.
- Đồ muối chua.
- Hải sản.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị viêm da cơ địa phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị viêm da cơ địa trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp