Bà bầu bị viêm gan B phải làm sao?
Viêm gan B là một loại bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là một vấn đề lớn của sức khỏe toàn cầu. Đối với một số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn mạn tính (bệnh kéo dài hơn 6 tháng) sẽ tăng nguy cơ dẫn đến suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Virus HBV lây truyền qua đường máu, quan hệ tinh dục không an toàn, cũng như các chế phẩm của máu, dịch tiết và từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang trẻ mới sinh trong thai kỳ hoặc mới sinh ra. Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vậy bà bầu bị viêm gan B phải làm sao?
Ngay khi bà bầu biết mình bị viêm gan B, hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được đề ra được các biện pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Đồng thời, nên có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Về việc cho trẻ bú mẹ sau sinh, mẹ có thể duy trì nếu trẻ được tiêm đầy đủ huyết thanh đặc hiệu chống virus và vắc xin phòng bệnh viêm gan B.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị viêm gan B
Nguyên nhân viêm gan B là do virus viêm gan HBV gây ra.
1. Viêm gan B có thể lây truyền qua những đường nào?
- Từ mẹ sang con.
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh.
- Dùng chung kiêm tiêm hoặc các vật liệu thuốc khác với người bị nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc với máu hoặc những vết thương bị lở loét từ người bị nhiễm bệnh.
- Xăm hình bằng những dụng cụ trên người bị nhiễm bệnh và không được khử trùng đúng cách.
2. Viêm gan B không lây nhiễm qua đâu?
- Ngồi cạnh, ôm, hôn nhau với người bị nhiễm bệnh.
- Uống nước hoặc ăn uống chung với người bị bệnh.
- Dính nước bọt, bị ho hay hắt xì hơi bởi người bị bệnh.
- Dùng chung bát, đĩa, thìa hoặc các dụng cụ ăn uống khác.
- Đối với những bà bầu bị viêm gan B đang cho con bú sữa mẹ, nếu bé được tiêm phòng vacxin viêm gan B rồi thì rất an toàn.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị viêm gan B
Cũng giống như những người bình thường, ở giai đoạn đầu, bà bầu bị viêm gan B không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Nếu có thì những triệu chứng này cũng giống với các triệu chứng thường thấy khác khi mang thai nên rất khó phát hiện. Viêm gan B hầu như chỉ được phát hiện khi mẹ bầu thực hiện xét nghiệm máu và tiến hành kiểm tra chức năng gan. Đó là lý do tại sao bạn nên đi kiểm tra sớm nếu nghi ngờ mình bị viêm gan B. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
Đau và nhức mỏi, khá giống với các triệu chứng cảm, cúm thông thường.
Sốt nhẹ.
Mệt mỏi.
Mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn.
Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng.
Điều trị viêm gan B cho mẹ bầu

Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là các bước điều trị để hạn chế tình trạng này:
- Đầu tiên, nếu các mẹ bầu thấy mình có các triệu chứng kể trên, hãy đi xét nghiệm máu để biết mình bị viêm gan B hay không. Nếu kết quả cho thấy bạn bị viêm gan B, cũng đừng quá lo lắng. Hãy trao đổi thật cụ thể với gặp bác sĩ để có hướng điều trị tích cực và có phương án phòng tránh lây nhiễm cho bé hiệu quả.
- Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mẹ bầu dương tính với virus viêm gan B, bé bắt buộc phải tiêm ngừa sau khi sinh. Thông thường, thời gian tiêm là 12 – 24 giờ đầu sau khi sinh và sẽ tiêm lại khi bé được một tháng, hai tháng và 1 tuổi. Ngoài ra, bé cũng có thể phải tiêm lại khi được 5 tuổi.
- Bà bầu bị viêm gan B cần được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời các triệu chứng nghiêm trọng.
- Bên cạnh đó, việc luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ góp phần bảo vệ cho cả mẹ vả bé.
- Bà bầu bị viêm gan B trong thai kỳ không nên quá lo lắng. Nếu bạn làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể dễ dàng bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Bà bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Những biến chứng có thể gặp trong thai kỳ
Thông thường, viêm gan B không ảnh hưởng nhiều đến việc sinh nở hoặc mang thai. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ như:
- Dễ gây đái tháo đường thai kỳ.
- Tăng nguy cơ sinh non và sẩy thai.
- Con sinh ra có thể thiếu cân.
- Gây tổn thương gan của bé trong giai đoạn bào thai.
Nguy cơ lây nhiễm từ bà bầu bị viêm gan B sang thai nhi
Tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp:
- Nếu bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì tỷ lệ mẹ truyền cho con khoảng 1%. Nếu mẹ bị nhiễm ở 3 tháng giữa thì nguy cơ thai nhi bị bệnh là 10%. Còn khi mẹ bị nhiễm ở 3 tháng cuối, tỷ lệ nhiễm sẽ lên tới 60 – 70%.
- Trường hợp bà bầu bị viêm gan B mà không có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong và sau khi sinh, thì trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm bênh lên tới 90%.
- Khi mẹ bầu bị viêm gan từ trước nhưng đã điều trị bệnh ở mức độ ổn định, virus dưới ngưỡng hoạt động thì thai nhi hầu như không bị lây nhiễm virus từ mẹ.
- Nếu mẹ bầu bị viêm gan từ trước khi mang thai mà chưa điều trị hoặc chữa không dứt điểm khiến tình trạng bệnh trở nặng vào cuối thai kỳ (virus HBV hoạt động mạnh) thì thai nhi cũng có nguy cơ rất cao bị nhiễm bệnh từ mẹ.
Những lưu ý khi bà bầu bị viêm gan B

Bà bầu bị viêm gam B nên làm gì?
- Phụ nữ có thai mắc viêm gan B cần tập trung chữa trị bệnh. Phải tìm hiểu kỹ và lựa chọn nhưng cơ sở uy tín cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm.
- Mẹ bầu nên xét nghiệm HBsAg huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kỳ. Nếu tình trạng HBsAg tăng lên thì nên được điều trị để hạ xuống, giảm khả năng lây bệnh sang cho thai nhi.
- Chú ý ăn uống đủ dinh dưỡng, nhất là phải bổ sung đủ nước và các dưỡng chất thiết yếu. Cần bổ sung các loại vitamin bằng các loại rau – quả giàu vitamin trong các bữa ăn như: bầu, bí, cà chua, bắp cải, cam, quýt, táo…
- Các bữa ăn nên được chia nhỏ, nên ăn đúng giờ, đúng bữa và ăn chậm nhai kỹ.
- Nên nghỉ ngơi hợp lý. Nếu để tinh thần căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến bệnh tình và thai nhi. Tốt nhất là nên dưỡng thai ở nhà khi bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ.
- Vẫn có thể cho con bú sau khi sinh nếu trẻ được tiêm đầy đủ huyết thanh đặc hiệu chống virus và vắc xin phòng bệnh viêm gan B.
Bà bầu bị viêm gan B nên kiêng gì?
Các mẹ cần tránh các thức ăn gây hại cho gan trong suốt thai kỳ như:
- Các món cay, dễ kích thích (ớt, hồ tiêu, bột cải, tỏi, gừng, …).
- Không uống rượu, bia vì đồ uống có cồn.
- Các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán và các loại hạt nhiều chất béo như lạc, vừng, …
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị viêm gan B phải làm sao? Bà bầu bị viêm gan B có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị viêm gan B trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:
- Chăm sóc bà bầu bị viêm gan b
- Bị viêm gan B trước khi mang thai
- Mẹ bầu bị viêm gan b nên ăn gì
- Thuốc điều trị viem gan b cho bà bầu
- Mẹ bị viêm gan b nên sinh thường hay sinh mổ
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp