Bà bầu bị viêm lợi trùm phải làm sao?
Viêm lợi trùng là hiện tượng lợi bị sưng lên, trùm qua cả răng gây ra đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Vậy bà bầu bị viêm lợi trùm phải làm sao?
Mẹ bầu bị viêm lợi trùm được khuyên nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Triệu chứng bà bầu bị viêm lợi trùm
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm gần như trùng khớp với những dấu hiệu mọc răng khôn. Bằng mắt thường, chúng ta có thể phát hiện ra bệnh viêm lợi trùm. Phần lợi của mẹ bầu bị sưng phồng lên ở chính nơi mọc răng khôn, có màu đỏ và gây đau đớn. Một số trường hợp lợi sẽ chảy dịch mủ ra khi ấn vào.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm lợi trùm
- Bệnh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất là do tình trạng mọc răng khôn. Theo nhiều nghiên cứu, răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm khi lợi và xương hàm đã ổn định. Khi đó, việc mọc lên của răng khôn là khá khó khăn, dẫn đến nhiều trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm và có hiện tượng viêm lợi trùm.
- Thường vào tháng thứ 2 của thai kỳ, lượng hormone estrogen và progesterone sẽ tăng nhanh làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn bình thường. Vì vậy khi phụ nữ mang thai sẽ dễ bị viêm lợi trùm, viêm nướu hơn.
Những trường hợp viêm lợi trùm bà bầu thường quan tâm
- Bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng
- Thuốc viêm lợi cho bà bầu
- Viêm lợi có mủ khi mang thai
- Thuốc trị nhức răng cho bà bầu
- Bà bầu bị đau răng khôn
- Cách trị đau răng cho bà bầu
- Viêm lợi trùm răng cửa
Cách chữa trị cho bà bầu bị viêm lợi trùm
- Súc miệng với nước muối để giảm viêm.
- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng chứa fluoride và bàn chải mềm để tránh đau nướu. Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn kẹt giữa các kẽ răng.
- Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng với các loại rau củ, trái cây, các sản phẩm từ sữa
- Hạn chế các thực phẩm có đường hoặc tinh bột như kẹo, bánh quy, bánh ngọt và trái cây khô.
- Bỏ thuốc nếu có thói quen hút thuốc.
- Nếu bà bầu bị đái tháo đường, hãy giữ mức đường huyết trong phạm vi cho phép.
Bà bầu bị viêm lợi trùm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Việc ăn uống mất cảm giác sẽ làm cơ thể mệt mỏi hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến dưỡng chất đưa qua nhau thai cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bên cạnh đó, một số kết quả nghiên cứu tìm ra được mối liên quan giữa bệnh răng miệng với chứng tiền sản giật khi mang thai. Các nhà khoa học cho biết, tuy chưa có bằng chứng rõ ràng để kết luận về việc bệnh viêm lợi gây nên chứng tiền sản giật nhưng nó cũng là một trong những nhân tố khiến mẹ bầu dễ mắc tiền sản giật.
Lưu ý cho bà bầu tránh bị viêm lợi trùm
- Trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng đều có thể không tốt cho cả mẹ và bé. Lúc này, việc cắt lợi hoặc nhổ răng sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng khi bà bầu mang thai ở giữa thai kỳ, thường là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7.
- Mẹ bầu cũng nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần nhằm tiêu diệt các ổ vi khuẩn đang hình thành.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị viêm lợi trùm phải làm sao? Bà bầu viêm bị lợi trùm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị viêm lợi trùm.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đầy hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhức mũi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp