Bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao?
Bước vào giai đoạn mang thai nhạy cảm, bà bầu phải trải qua nhiều thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Các cơ quan, đặc biệt là thuộc hệ tiêu hóa, vừa phải hoạt động gấp đôi để nuôi thai nhi vừa bị rối loạn do chưa kịp thích ứng. Một biểu hiện dễ thấy nhất là triệu chứng ốm nghén vào 3 tháng đầu và cơn đau do thai nhi trong bùng chèn ép và tạo áp lực cho dạ dày. Vậy bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao?

Bà bầu bị xuất huyết dạ dày được khuyên nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc.
Nguyên nhân bà bầu bị xuất huyết dạ dày
Ốm nghén
Nồng độ hormone progesterone và estrogen tăng quá nhiều, khiến bà bầu liên tục nôn mửa. Hậu quả của việc ốm nghén là không những bà bầu thường xuyên mệt mỏi, mất sức vì không ăn uống được, mà dạ dày còn phải co bóp với tần suất lớn. Lâu ngày, lớp niêm mạc của dạ dày bị tổn thương, nặng có thể gây chảy máu dạ dày.
Cảm xúc thay đổi bất thường và chế độ ăn uống không phù hợp
Cảm xúc thay đổi bất thường rất dễ khiến mẹ bầu chán ăn, và tăng khả năng mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Cùng với đó là chế độ ăn uống không phù hợp với khẩu vị, không đủ chất, ăn không đủ vì nghén.
Triệu chứng bà bầu bị xuất huyết dạ dày:
Đau tức ở vùng thượng vị. Cơn đau xuất hiện đột ngột, theo dạng quặn từng cơn.
Nôn ói thức ăn lẫn máu tươi. Tình trạng này xuất hiện thường xuyên hơn khi thai nhi phát triển to hơn, chèn ép lên dạ dày.
Phân có lẫn máu tươi và thường có chất lượng kém. Phân đen sệt có mùi hôi khó chịu.
Thiếu máu làm thai phụ bị chóng mặt, choáng váng, nóng rát vùng bụng, toát mồ hôi. Nếu để lâu, thai phụ có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, thở dốc, và thậm chí là ngất xỉu.
Bà bầu bị xuất huyết dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu bị xuất huyết dạ dày không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Tuy nhiên, những triệu chứng mà bệnh gây ra có thể làm sức khỏe mẹ bầu bị suy kiệt, ăn uống không đủ chất và nếu không cẩn thận trong việc dùng thuốc, điều trị, và sinh hoạt hằng ngày, có thể gây hại cho sự phát triển của bé.
Lưu ý cho bà bầu bị xuất huyết dạ dày
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị người bị bệnh xuất huyết. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì bất kì loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì vậy, để để điều trị bệnh, bà bầu bị xuất huyết dạ dày cần tuân theo những hướng dẫn sau đây:

Chế độ ăn uống
Bà bầu bị xuất huyết dạ dày nên nói không với những món gì? Sau khi ăn cần lưu ý điều gì?
- Nói không với những món quá mặn, chua, cay. Vì những gia vị này sẽ kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid, lâu ngày sẽ bào mỏng thành dạ dày và gây viêm loét.
- Nói không với bia, rượu, cà phê, trà đặc và đồ uống có gas. Vì những chất kích thích này sẽ làm giảm lượng máu cung cấp lên dạ dày, gây ra những đợt co thắt dữ dội.
- Nói không với thức ăn được chiên rán, nhiều dầu mỡ. Vì những thực ăn này sẽ tăng nguy cơ mỡ trong máu, tích tụ nhiều ngày sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Nói không với những món ăn gây kích thích sự hoạt động của niêm mạc dạ dày. Như: thịt dai, gân sụn, nước sốt, rau sống,…
- Không nhịn ăn hoặc ăn quá nhiều.
- Món ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hầm, hấp sẽ bảo lưu được chất dinh dưỡng trong thực phẩm, tốt cho hệ tiêu hóa mỏng manh của thai phụ.
- Thư giãn 30′ sau khi ăn để dạ dày tập trung tiêu thực. Không đi nằm và không vận động.
- Chia thành nhiều bữa nhỏ sẽ có lợi hơn ăn 3 bữa trong ngày. Vì lượng thức ăn càng nhỏ, dạ dày sẽ càng ít tốn sức co bóp và tiết ít acid hơn.
Gợi ý một số thực phẩm
- Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày: gạo nếp, khoai tây, khoai lang, bắp cải, bột sắn dây
- Thực phẩm bổ sung chất xơ tự nhiên: mật ong, gừng, bánh lúa mạch, dầu thực vật, trái cây, rau củ có màu xanh sẫm
- Chất lỏng bổ dưỡng: sữa, nước trái cây, trà xanh, trà thảo mộc
Các bài thuốc chữa trị dân gian
Lô hội
- Chọn lá lô hội non, rửa sạch và cạo phần thịt trắng (lưu ý không lấy phạm vào phần vỏ xanh).
- Nấu với nước đến khi thịt tan ra thành hỗn hợp hơi sệt.
- Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Mỗi ngày, chỉ cần uống 3 muỗng cà phê lô hội với 200ml nước là có thể giảm bớt sự tăng tiết acid dạ dày nhanh chóng.
Nước ép khoai tây
Khoai tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất an toàn đối với mọi đối tượng. Khoai tây còn có thể chữa bệnh táo bón ở phụ nữ mang thai.
Vì vậy, mỗi ngày bà bầu có thể uống 1-2 muỗng cà phê nước ép khoai tây sống khi mới ngủ dậy.
Cách làm nước ép khoai tây: chọn khoai không mọc mầm, rửa sạch 2 lần với nước, ngâm 5 phút trong nước muối loãng và sau đó đem ép lấy nước cốt.
Gừng tươi và sữa
Dùng bài thuốc này trước khi ăn sẽ giảm bớt các triệu chứng xuất huyết dạ dày ở bà bầu.
Nguyên liệu:
- 25g gừng tươi xắt nhỏ
- Vài lá hẹ tươi
- 250g bột sữa bò/ 250ml sữa bò tươi không đường
Cách chế biến:
- Giã nhuyễn hành và hẹ trong cối
- Cho sữa tươi vào. (Nếu dùng bột sữa bò thì thêm 50 ml nước ấm)
- Khuấy đều các nguyên liệu, lọc lấy nước và bỏ bã.
- Đun hỗn hợp trên bếp với lửa nhỏ đến khi sôi bùng là ra thành phẩm.
Mong rằng những thông tin Medplus đã tổng hợp giúp giải đáp được thắc mắc của các mẹ về bà bầu bị xuất huyết dạ dày phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị xuất huyết dạ dày.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị đau xương chậu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nổi mề đay phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị vảy nến phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị khó thở phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị bệnh tim phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp