Bà bầu có ăn được lá lốt không? Lá lốt từ lâu đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y rất tốt cho sức khỏe con người. Bà bầu được khuyến khích ăn lá lốt giúp kích thích khẩu vị, tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra bà bầu ăn lá lốt còn có nhiều lợi ích khác nữa.
1. Bà bầu có ăn được lá lốt không?
Theo các nghiên cứu khoa học, lá lốt rất tốt cho sức khỏe. Lá lốt là một trong những thực phẩm được nhiều chuyên gia khuyến khích cho bà bầu nên thường xuyên sử dụng. Lá lốt có khả năng chống viêm, bảo vệ gan, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa tiểu đường. Bên cạnh đó lá lốt giúp bảo vệ răng miệng, ngừa sâu răng, chảy máu chân răng.
2. Thành phần dinh dưỡng trong lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper lolot. Theo y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay chân, mụn nhọt. Đây là loại rau được sử dụng làm nhiều bài thuốc trong Đông y. Các thành phần dinh dưỡng trong lá lốt chứa nhiều ancaloit và tinh dầu, thành phần chính là beta-caryophylen. Đây là chất có tác dụng kháng viêm, trị lo âu, trầm cảm hiệu quả.
3. Lợi ích khi mẹ bầu ăn lá lốt
Là một trong những thực phẩm có công dụng chữa bệnh hiệu quả cho mẹ mà không cần dùng đến thuốc như:
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Trị mụn nhọt
Cơ thể mẹ thay đổi do sự thay đổi của nội tiết tố. Mẹ có thể gặp các trường hợp xuất hiện các vết mụn nhọt gây khó chịu trên làn da nhạy cảm. Mẹ có thể sử dụng bài thuốc như sau để giảm các chứng mụn nhọt:
Nguyên liệu:
- 15g lá lốt.
- 15g lá ráy.
- 15g cây chanh.
- 15g lá chanh.
- 15g lá tía tô.
Cách làm:
- Cây chanh loại bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch, phơi khô. Giã nhỏ và dùng để rắc lên phần tổn thương da.
- Lá lốt, lá ráy, lá chanh và lá tía tô đem rửa sạch, giã nhỏ cung với nhau và đắp lên vùng da nổi mụn nhọt.
- Áp dụng liên tục 3 ngày, mỗi ngày 1lần. Sau 3 ngày mẹ sẽ thấy các vết mụn nhọt biến mất.
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Điều trị viêm nhiễm âm đạo
Đây là vấn đề không riêng gì các mẹ bầu khi mang thai mà của các chị em phụ nữ. Phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm âm đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các mẹ có thể sử dụng lá lốt để điều trị viêm nhiễm như sau:
Nguyên liệu:
- 50g lá lốt.
- 40g nghệ.
- 20g phèn chua.
- 500ml nước
Cách làm:
- Lá lốt và nghệ rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá lốt, nghệ và phèn chua vào nồi nước. đun sôi khoảng 20 phút cho các tinh chất tỏng lá lốt, nghệ, đường phèn tan trong nước.
- Để nguội nước và sử dụng để rửa âm đạo. Có thể xông lúc còn đang nóng.
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Điều trị viêm xoang
Các triệu chứng viêm xoang sẽ là một nỗi ám ảnh đối với những mẹ bầu có tiền sử viêm xoang. Những sự thay đổi thời tiết luôn khiến mẹ khó chịu. Tuy nhiên mẹ có thể điều trị chứng bệnh này bằng cách kết hợp với lá lốt như sau:
- Lá lốt rửa sạch, vò nát.
- Cho lá lốt vào mũi để các tinh dầu tỏng mũi tác động vào các xoang mũi.
- Sử dụng đều đặn hằng ngày. Mỗi ngày một lần, các mẹ sẽ thấy các triệu chứng viêm xoang giảm bớt.
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Chống oxy hóa
Trong lá lốt có chứa flavonoid. Đây là chất cần thiết để hấp thụ Vitamin C. Ngoài ra flavonoid tham gia vào quá trình bảo vệ xương, răng chắc khỏe. Sản xuất collagen protein tạo ra các mạch máu và mô cơ. Flavonoid còn là chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa và đảo ngược mất cân bằng oxy hóa.
Bà bầu có ăn được lá lốt không? Bảo vệ răng miệng
Mẹ bầu khi mang thai sẽ bị chảy máu chân răng thường xuyên, thậm chí là bị sâu răng, đau nhức răng. Làm sao để hết các triệu chứng này? Rất đơn giản mẹ chỉ cần hái lượng lá lốt vừa đủ, đem rửa sạch và nấu thành nước. Dùng nước đó súc miệng hằng ngày. Kiên trì mẹ sẽ thấy các triệu chứng đau nhức răng không còn nữa.
4. Món ăn ngon từ lá lốt
Bà bầu có ăn được lá lốt không? lá lốt rất tốt cho sức khỏe của mẹ. Lá lốt có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tạo nên các món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Gợi ý một số món ăn ngon từ lá lốt như:
Bò cuốn lá lốt
Nguyên liệu:
- 400g thịt bò băm.
- 200g thịt nạc dăm.
- 1 bó lá lốt.
- Gia vị: muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, nước tương, tỏi băm, sả băm.
Cách làm:
- Thịt bò và thịt heo trộn đều với các gia vị. Cho 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh sả băm trộn đều để 20 phút cho thịt ngấm hết các gia vị.
- Lá lốt rửa sạch, để ráo và giữ lại cuống lá, chọn những lá to cho dễ cuốn.
- Trải lá ra mặt phẳng và cho thịt đã ướp gia vị lên. Chú ý cho vừa đủ không quá nhiều, không quá ít (thịt khó chín).
- Gấp 2 mép lá và cuộn lại.
- Cuống lá ghim vào phần thịt để cố định phần lá lốt cuốn thịt.
- Cho dầu sôi trong chảo, cho lá lốt cuốn thịt vào và chiên. Lật cả 2 mặt cùng chín vàng rồi trang trí ra đĩa.
- Bò cuốn lá lốt cũng có thể nướng, mẹ bầu chú ý khi nướng nên phết dầu ăn lên phần lá lốt trước khi nướng.
Canh thịt bò lá lốt
Nguyên liệu:
- 1 bó lá lốt.
- 300gr thịt bò
- Tỏi, hành tím, bột nêm, đường.
Cách làm:
- Lá lốt, nhặt lá rửa sạch để ráo và thái nhỏ.
- Hành tím, tỏi lột vỏ, băm nhỏ.
- Thịt bò thái mỏng, ướp với bột nêm, đường, tỏi, hành tím.
- Cho thịt bò đã ướp vào chảo có dầu đã nóng, x=đảo đều cho bò chín rồi tắt bếp. Vớt ra đĩa riêng.
- đổ nước vào nồi xào thịt bò và đun sôi. Cho lá lốt vào, cho thịt bò vào đến khi sôi. Nêm nếm gia vị và tắt bếp.
Như vậy, Medplus.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thắc mắc Bà bầu có ăn được lá lốt không?Hi vọng những thông tin hữu ích sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức dinh dưỡng khi mang thai.
Xem thêm bài viết:
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!