Bại não thể co cứng ở trẻ là một loại biểu hiện của bệnh bại não rất là nguy hiểm đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Bại não có thể gây ra các rối loạn trong vận động, hành vi và cả trí tuệ đối với trẻ nên càng khiến các mẹ lo lắng hơn nữa. Nhưng đến hiện nay vẫn chưa nhiều người biết về bệnh này và những tác hại mà bệnh này mang đến với trẻ nhỏ. Cho nên việc hiểu về bệnh là một cách giúp các mẹ có thể ngăn ngừa và điều trị căn bệnh một cách hiệu quả nhất.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh bại não thể co cứng ở trẻ
Trẻ bại não thể co cứng có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
- Do những dị tật bẩm sinh trong cấu trúc não bộ.
- Do ảnh hưởng khi còn trong bào thai, chẳng hạn như người mẹ bị mắc một số căn bệnh nhiễm trùng, thai nhi bị thiếu dưỡng khí, sinh non…
- Do biến chứng từ những căn bệnh ảnh hưởng tới não như viêm màng não, viêm não, chấn thương sọ não, u não…
2. Định nghĩa bại não thể co cứng
Bại não là một căn bệnh liên quan về các tổn thương não gây ra trong quá trình mang thai, sau khi sinh cho tới khi trẻ được 5 tuổi. Bại não gây ra các rối loạn trong vận động, hành vi và có khi là cả trí tuệ. Trong đó, bại não thể co cứng là một biểu hiện lâm sàng của bại não đi kèm với tình trạng tăng trương lực cơ và các phản xạ bệnh lý khác.
3. Cách điều trị bệnh bại não thể co cứng ở trẻ
Nếu phát hiện trẻ bị mắc căn bệnh này thì bạn nên áp dụng những phương pháp giúp trẻ phục hồi ngay từ khi trẻ còn nhỏ là tốt nhất. Chẳng hạn như bạn nên bế trẻ sao cho hai tay duỗi thẳng, hai gối thì gập. Khi trẻ ngủ bạn cũng nên điều chỉnh tư thế cho trẻ nằm nghiêng đồng thời cố định hai chân trẻ cho đừng duỗi chéo vào nhau. Nếu trẻ không ngẩn đầu hoặc nhấc tay được thì nên đặt trẻ ở tư thế chống hai tay.
Ngoài ra, bạn cũng nên cùng trẻ bại não thể co cứng chơi một số trò chơi để tập cho trẻ cách xoay người, ngồi xuống cũng như tập đứng thăng bằng và di chuyển để các cơ không bị xơ cứng quá độ từ đó dẫn tới các dị dạng trong ngoại hình. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ cầm, nắm các đồ vật có hình dáng, kích thước khác nhau để nhận biết thêm. Tốt nhất, khi phục hồi cho trẻ bại não thể co cứng bạn nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa để có các liệu pháp cùng những lời khuyên đúng đắn trong việc chăm sóc cho trẻ.
4. Triệu chứng thường gặp ở bệnh bại não thể co cứng ở trẻ
Trẻ có hiện tượng mắc bệnh bại não thể co cứng thường biểu hiện từ khá sớm nhưng hầu hết các dấu hiệu đều rất khó phát hiện. Trẻ bại não thể co cứng khi sinh ra thường không khóc hay khóc cũng yếu, không vận động nhiều cũng như phát triển chậm hơn các trẻ khác.
Ngay cả việc bú, ẵm hay tắm rửa cũng khó khăn vì người trẻ bị xơ cứng, thậm chí có trường hợp đầu tũ xuống và không ngẩng lên được. Các giác quan của trẻ cũng không nhạy, khó nhìn và khó nghe dẫn tới việc giao tiếp không dễ dàng cũng như tính cách thay đổi thất thường. Thêm nữa, trẻ còn có thể bị động kinh cùng khả năng giữ thăng bằng kém. Những điều này khiến trẻ không thể sử dụng tay chân một cách lưu loát cũng như gặp nhiều khó khăn khác trong việc vận động các chi khác của cơ thể.
5. Cách phòng ngừa bệnh bại não thể co cứng ở trẻ
Ngay từ khi còn mang thai, các bà mẹ nên chú ý tới việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, chẳng hạn như nên cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trước và trong khi thai nghén cũng như cần đi khám thai định kỳ đầy đủ. Đồng thời tránh dùng các loại thuốc không cần thiết khi mang thai. Khi sinh trẻ ra thì tốt nhất là nuôi con bằng sữa mẹ và nhớ tiêm chủng cho trẻ để đảm bảo sức khỏe. Ngay cả khi trẻ bị bệnh thì cũng nên lưu ý tránh để trẻ có tình trạng thiếu nước, sốt quá cao hay co giật.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được phần nào về tình trạng bại não thể co cứng ở trẻ. Khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường của bệnh bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị một cách sớm nhất để giảm thiểu tình trạng bệnh của trẻ.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily