Bàn chân của con người được thiết kế cho các hoạt động di chuyển như đi bộ, chạy bộ, leo trèo. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi bộ phận này lại có một cấu tạo khá phức tạp. Hình dung được không? Bàn chân nhỏ bé của bạn vậy mà lại chứa 28 khúc xương (Gần bằng 1/4 tổng số xương của cơ thể), 30 khớp nối và hơn 100 cơ, dây chằng và gân.
Tất cả các cấu trúc này hoạt động cùng nhau để thực hiện hai chức năng quan trọng: Nâng đỡ trọng lượng của cơ thể và thúc đẩy việc di chuyển.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về các cấu trúc của bàn chân và cách chúng hoạt động cùng nhau. Qua đó, bạn có thể hiểu rõ hơn về bộ phận “nhỏ bé” này của cơ thể.
1. Xương bàn chân
Tuỳ thuộc vào vị trí mà xương có thể được chia thành 3 loại, bao gồm: Bàn chân trước, bàn chân giữa và bàn chân sau.
1.1. Bàn chân trước
Bàn chân trước là phần trước của bàn chân, gồm các xương ngón chân. Trong đó, xương ngón chân gồm tổng cộng 14 xương (bao gồm 2 xương trên ngón chân cái và 3 xương trên mỗi ngón chân còn lại), cộng với 5 xương bàn chân.
1.2 Bàn chân giữa
Phần này của bàn chân được tạo thành từ năm xương có hình dạng kỳ lạ. Chúng bao gồm xương ghe, xương hộp, xương chêm trong, xương chêm giữa và xương chêm ngoài. Năm loại xương này kết hợp lại với nhau tạo thành vòm chân, đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực và độ bền.
1.3 Bàn chân sau
Phần này chỉ gồm 2 xương lớn là xương sên và xương gót. Trong đó, xương gót (xương lớn nhất của bàn chân) tạo thành gót của bàn chân. Xương sên nằm trên đỉnh xương gót và tạo thành khớp xoay của mắt cá chân.
2. Khớp nối
Khớp nối nằm ở vị trí giữa hai hay nhiều xương. Ngón chân cái có hai khớp, gồm khớp cổ chân và khớp giữa các ngón chân cái. Bốn ngón chân còn lại trên mỗi bàn chân có ba khớp: khớp xương cổ chân ở gốc ngón chân, khớp liên đốt sống ở giữa ngón chân và khớp đốt xa (là khớp nằm ở vị trí gần nhất với đầu ngón chân).
3. Cơ chân
Các cơ kiểm soát chuyển động của bàn chân bắt nguồn từ cẳng chân và được liên kết với xương ở bàn chân thông qua các gân. Những cơ chính tạo điều kiện cho chuyển động của bàn chân là:
- Cơ chày sau: Giúp hỗ trợ vòm bàn chân
- Cơ chày trước: Giúp bàn chân di chuyển lên trên
- Cơ peroneus longus và cơ brevis: Có chức năng kiểm soát chuyển động ở bên ngoài mắt cá chân)
- Cơ kéo dài: Dùng để nâng cao các ngón chân giúp thực hiện bước đi)
- Cơ gấp: Giúp ổn định và cuộn trong các ngón chân lại
4. Gân và dây chằng
4.1 Gân
Gân Achilles là dải gân đáng chú ý nhất của bàn chân là gân Achilles, nối bắp chân với xương gót. Đây là cấu trúc gân lớn nhất và khoẻ nhất của cơ thể con người. Gân Achilles giúp con người thực hiện các hoạt động như chạy, nhảy, leo cầu thang và kiễng chân.
Các dải gân quan trọng khác của bàn chân bao gồm:
- Gân chày sau: Gắn cơ bắp chân với xương ở mặt trong của bàn chân, có vai trò hỗ trợ vòm bàn chân.
- Gân chày trước: Chạy từ xương chày bên ngoài đến cổ chân đầu tiên và các mặt hình nêm, giúp đưa các ngón chân về phía ống chân.
4.2 Dây chằng
Các loại dây chằng chính của bàn chân bao gồm:
- Cân gan chân (Tên tiếng Anh: Plantar fascia): Cân gan chân là loại dây chằng dài nhất của bàn chân, chạy dọc theo lòng bàn chân từ gót đến ngón chân, và giúp tạo thành vòm bàn chân, hỗ trợ sức mạnh cho việc đi bộ và giữ cân bằng cơ thể.
- Dây chằng gót (Tên tiếng Anh: Plantar calcaneonavicular ligament): Nối xương bàn chân và xương chậu, cũng như hỗ trợ phần đầu của móng chân.
- Dây chằng gót (Tên tiếng Anh: Calcaneocuboid ligament): Là dây chằng kết nối xương chày và xương cổ chân và giúp cân gan chân nâng đỡ vòm bàn chân.
Lời kết
Bài viết này đã cung cấp một số kiến thức về cấu tạo của bàn chân con người, bộ phận có cấu tạo tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khá phức tạp. Việc hiểu về bàn chân và chăm sóc sức khoẻ cho nó cũng quan trọng không kém so với việc chăm sóc các bộ phận khác của cơ thể, góp phần ngăn chặn các vấn đề thường gặp về bàn chân.
Xem thêm:
- 6 Phương pháp điều trị bệnh bàn chân phẳng hiệu quả
- Nguyên nhân chính gây ra hội chứng bàn chân phẳng
Nguồn: The Anatomy of the Foot and Common Foot Problems