Bệnh tả là gì?
Bệnh tả ở người là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở đường tiêu hóa, do phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Thường gây tiêu chảy nặng khiến cơ thể mất nước, nếu trong trường hợp không được điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh tả
Hầu hết, mọi người sẽ không bị bệnh hoặc biết mình bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với loại vi khuẩn tả. Nhưng vi khuẩn tả vẫn sẽ còn ở trong phân từ 7 – 14 ngày, nên khả năng lây nhiễm qua người khác vẫn có thể xảy ra thông qua nước bẩn.
Đối với những trường hợp nhẹ và trung bình thì đa số khó có thể phân biệt với tiêu chảy, những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh điển hình rơi vào 1 trong số 10 người mắc bệnh. Trong một vài ngày sau khi bị nhiễm bệnh:
- Hôn mê
- Động kinh
- Thay đổi tri giác
- Mất cân bằng điện giải
- Mất nước
- Ói mửa, buồn nôn
- Bệnh tiêu chảy
Nguyên tắc và cách điều trị bệnh tả ở người
1.Nguyên tắc điều trị bệnh tả
Thực hiện 3 nguyên tắc khi chữa trị bệnh tả ở người:
- Sử dụng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn
- Bổ sung điện giải và nước đầy đủ, nhanh chóng
- Cách lý bệnh nhân nhiễm phẩy khuẩn tả
2.Hướng điều trị bệnh tả cụ thể
2.1. Bổ sung nước và điện giải đường uống
Áp dụng đối với những trường hợp nhẹ, trong giai đoạn đầu chưa mất nhiều nước và giai đoạn phục hồi. Người bệnh có thể bù nước tại cơ sở y tế hoặc nhà, có những dung dịch bù nước đường ống, như:
- Oresol: 3.5g NaCl, 2.5g NaHCO3, 1.5g KCl và 20g glucose pha với 1 lít nước đun sôi để nguội
- Pha dung dịch thay thế: đường – 8 thìa cà phê, 1 lít nước pha với 1 thìa cà phê muối
- Nước cháo: 3.5g muối, 50g gạo
- Nước dừa non pha với một ít muối
Cho bệnh nhân uống dựa theo nhu cầu, trường hợp bệnh nhân nôn nhiều nên uống thành từng ngụm nhỏ.
2.2 Bù nước điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch
Tổng lượng dịch truyền trong ngày: A + B + M
- A: lượng dịch mất trước khi đến bệnh viện (căn cứ theo mức độ mất nước).
- B: lượng phân và dịch nôn ói tiếp tục mất đi khi nằm viện.
- M: lượng nước duy trì trong ngày.
2.3 Các loại dịch truyền thường sử dụng
Bổ sung thêm Kali clorid (KCl): mỗi 1 lít dịch truyền sẽ pha thêm 1g KCl. Bệnh nhân khi uống được thì sẽ thay bằng đường uống.
- Natri clorid 0.9% hoặc dung dịch Ringer lactat (4 phần)
- Natri bicarbonat 1.4% (1 phần)
- Glucose 5% (1 phần)
2.4 Điều trị kháng sinh
- Nhóm fluoroquinolon (Ciprofloxacin 1g/ngày, Norfloxacin 800mg/ngày, Ofloxacin 400mg/ngày) uống chia làm 2 lần/ngày, trong 3 ngày. Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, thận trọng khi dùng với trẻ từ 12 – 18 tuổi.
- Azithromycin: 10 mg/kg/ngày, uống trong 3 ngày, dùng được cho trẻ em < 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Cloramphenicol: 30mg/kg/ngày, chia uống 3 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
Trường hợp, không có sẵn các loại thuốc trên để sử dụng:
- Erythromycin 1g/ngày, uống chia 4 lần/ngày (trẻ em 40 mg/kg/ngày), dùng trong 3 ngày
- Hoặc Doxycyclin 300mg uống 1 liều (trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).
Không sử dụng các thuốc làm giảm nhu động ruột để cầm tiêu chảy như: morphin, opizoic, atropin, loperamide.
Để điều trị hiệu quả và triệt để thì cần phải phân loại bệnh nhân:
- Loại I: không nôn; tiêu chảy vài lần, phân ít, nhão; mạch, huyết áp bình thường chưa có dấu hiệu mất nước. Nên dùng kháng sinh, uống dung dịch Oresol
- Loại II: mất nước nhẹ; không nôn tự nhiên; tiêu chảy nhiều nhưng tự chủ được, mạch, huyết áp bình thường. Nên uống kháng sinh, truyền dịch hay dung dịch Oresol
- Loại III: mệt lả; mệt nhanh, yếu; huyết áp hơi hạ; có triệu chứng mất nước trung bình; nôn dễ dàng; tiêu chảy nhiều. Nên uống kháng sinh, truyền dịch là chính, nếu huyết áp và mạch trở về bình thường, bài niệu tốt vẫn còn tiêu chảy nhẹ nên cần phải duy trì bằng loại dung dịch uống (ORS)
- Loại IV: trụy mạch, huyết áp không đo được, mạch nhỏ khó bắt; nôn và tiêu chảy nhiều gây nên mất nước nặng, thiểu niệu hay vô niệu.
Cho nên, các biện pháp để phòng chống bệnh tả ở người là vô cùng quan trọng, mỗi người cần phải:
- Vệ sinh môi trường: đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch
- Vệ sinh thực phẩm: ăn chín, uống sôi, không nên ăn các loại hải sản sống, mắm tôm sống bởi đây có thể là nguồn bệnh lây lan
- Sử dụng ngay vacxin tả đường uống tại những vùng có nguy cơ dịch tả cao như chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng
Bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin bổ ích để ngăn ngừa bệnh tả ở người, như: 4 nguyên tắc phòng bệnh tả, tìm hiểu về MORCVAX – VẮC XIN PHÒNG BỆNH TẢ.