Viêm họng hạt nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Để giúp cơ thể mau hồi phục, bên cạnh một số loại thực phẩm cần bổ sung, bạn cũng cần tránh một loại thực phẩm, đồ uống và thói quen không tốt.
Viêm họng hạt là tình trạng viêm lớp niêm mạc trong cổ họng, gây sưng, ngứa và đau cho người bệnh. Đây là một tình trạng khá phổ biến, thường gặp ở người lớn. Bên cạnh việc điều trị đúng cách, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng đau họng. Tuy nhiên, nếu bạn ăn hoặc uống những thực phẩm cần tránh thì có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy bị viêm họng hạt nên kiêng gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua những thông tin mà MedPlus tổng hợp được trong bài viết sau đây.
Viêm họng hạt nên kiêng gì? Danh sách thực phẩm và đồ uống cần kiêng
Khi bị viêm họng hạt, cổ họng sẽ sưng và đau khiến cho việc ăn uống không dễ dàng. Do đó, nếu chọn đồ ăn không đúng cách có thể gây thêm tổn thương cho niêm mạc và khiến bệnh tái phát nhiều lần.
1. Những loại đồ ăn khô cứng
Một số loại thực phẩm như bánh mì, bánh ngói, bánh tráng, cá khô, khô gà, khô bò, hạt dưa, bỏng ngô, quả óc chó… thường khô và có nhiều góc cạnh. Do đó, chúng có thể làm tổn thương lớp niêm mạc cổ họng nếu không được nhai kỹ và khiến bệnh viêm họng hạt có thể nặng hơn.
2. Thức ăn cay nóng
Việc tiêu thụ những món ăn cay nóng hoặc có nhiều gia vị như tiêu, ớt, mù tạt… có thể gây kích ứng cổ họng và làm tình trạng sưng, đỏ họng ngày càng nghiêm trọng. Ngoài ra, những thức ăn này còn khó tiêu, khiến hệ tiêu hóa làm việc nhiều hơn và bệnh sẽ không thuyên giảm.
3. Bị viêm họng hạt kiêng ăn gì? Cần tránh thực phẩm có tính axit
Lượng axit có trong một số loại thực phẩm như chanh, giấm, đồ muối chua… có thể gây kích ứng niêm mạc cổ họng. Điều này sẽ làm trầm trọng hơn các triệu chứng đau rát, ho và khàn giọng.
4. Đồ ăn/ đồ uống lạnh
Những món ăn hay đồ uống lạnh như trà đá, kem, sinh tố… có thể gây khó chịu cho cổ họng, khiến vòm họng xuất hiện nhiều dịch nhầy hơn. Đồng thời, việc sử dụng những thức uống lạnh bày bán sẵn không đảm bảo vệ sinh còn làm cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể khiến bệnh nặng hơn.
5. Đồ ăn ngọt hoặc nhiều đường
Những loại đồ ăn ngọt hay nhiều đường có thể gây cản trở đến hệ miễn dịch, khiến các tế bào bạch cầu không thể tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Thậm chí, trong đường còn chứa arginine giúp các vi sinh vật phát triển mạnh hơn.
Ngoài ra, đồ ngọt cũng khiến cho dịch nhầy được tiết ra nhiều hơn, gây khó chịu ở cổ họng và làm bệnh lâu khỏi.
6. Bia rượu, đồ uống có gas hoặc nước ngọt
Những loại đồ uống này không hề tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, chúng sẽ làm niêm mạc họng tổn thương hơn và cơ thể thêm mệt mỏi. Các loại đồ uống này có chứa ethanol và caffeine gây mất nước cho cơ thể, tăng thân nhiệt.
7. Bị viêm họng hạt kiêng ăn gì? Thực phẩm tái sống
Thực phẩm chế biến tái hoặc sống như sushi, bò tái, gỏi cá, các món gỏi nộm… có thể chứa nhiều vi khuẩn. Đối với người khỏe mạnh, hệ miễn dịch có thể ức chế các vi khuẩn này, làm cho chúng không thể gây bệnh. Tuy nhiên, ở người bị bệnh, cơ thể không thể loại trừ vi khuẩn nên có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
Viêm họng hạt nên kiêng gì để mau khỏi bệnh? Những thói quen xấu cần tránh
Người bị viêm họng hạt nên kiêng gì để mau khỏi bệnh? Câu trả lời là ngoài các món ăn, đồ uống kể trên, để mau khỏi bệnh, người bệnh không nên hút thuốc lá, kể cả hút thuốc thụ động, tránh xa khói bụi ô nhiễm. Các chất độc hại trong thuốc lá và môi trường ô nhiễm như nicotin, asen, chì, hắc ín… ở dạng khí cùng nhiệt độ cao, khi đi qua cổ họng sẽ làm tổn thương niêm mạc, khiến tình trạng viêm, sưng đau và ho khàn kéo dài, lâu khỏi bệnh.
Người hút thuốc thụ động cũng dễ suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm các bệnh đường hô hấp, cảm lạnh, viêm xoang, ung thư vòm họng…
Những lưu ý trong việc điều trị viêm họng hạt
Bên cạnh việc tìm hiểu viêm họng hạt kiêng gì, một số thông tin bạn cần lưu để giúp việc điều trị hiệu quả hơn:
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đọc thông tin trên nhãn thuốc trước khi dùng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Nếu trong thời gian dùng thuốc, bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào hãy nhanh chóng nói chuyện với bác sĩ để được kiểm tra và thay đổi phác đồ điều trị.
- Trước khi dùng thuốc điều trị viêm họng hạt, bạn hãy thông báo với bác sĩ nếu đang dùng các thuốc khác, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng. Nguyên do là bởi tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra giữa các thuốc này.
- Bên cạnh điều trị bằng các phương pháp y tế, bạn cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng: thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu chất xơ, protein, kẽm và chất kháng viêm (gừng, tỏi, bạc hà…)
- Luôn uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước ép hoa quả hoặc sinh tố để bổ sung dưỡng chất, nhưng không nên uống lạnh nếu sau khi uống bạn cảm thấy khó chịu.
- Tập thể dục đều đặn để tăng cường sức mạnh, giúp giảm đau nhức và mệt mỏi do bệnh gây ra.
- Thường xuyên đánh răng và súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý, ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/ lần, đặc biệt là sau khi khỏi bệnh.
- Luôn giữ ấm cơ thể và cổ họng bằng quần áo giữ ấm, tắm bằng nước ấm và không bật máy lạnh khi ngủ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi để nhanh khỏi bệnh. Bạn nên ngủ từ 6 – 8 giờ vào ban đêm và 15 – 30 phút vào buổi trưa.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt ở nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí để bảo vệ đường hô hấp không bị tổn thương thêm.
MedPlus hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc viêm họng hạt nên kiêng gì để giảm nhẹ triệu chứng, mau khỏi bệnh. Chúc bạn mau bình phục!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: Pharyngitis
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: