Bệnh còi xương là bệnh hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và có xu hướng tăng trong mấy năm Vậy tại sao bệnh còi xương do thiếu vitamin D vẫn tồn tại nhiều năm nay ở nước ta là nước nhiệt đới ẩm? Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng chống căn bệnh này nhé!
Bệnh còi xương ở trẻ là gì ?
Bệnh còi xương ở trẻ xảy ra khi cơ thể bé bị thiếu hụt lượng vitamin D cần thiết hoặc rối loạn chuyển hóa vitanmin D trong cơ thể. Thiếu Vitamin D sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa 2 loại chất quan trọng giúp xương phát triển là canxi và phốt pho. Là bệnh hay thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là trẻ dưới 1 tuổi.
Tại sao trẻ lại còi xương?
Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương chính là thiếu Vitamin D. Vitamin D được cung cấp từ hai nguồn:
- Từ thức ăn, sữa mẹ, nguồn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vitamin D tan trong dầu nên nếu thức ăn của trẻ không có dầu mỡ dẫn đến giảm hấp thu Vitamin D.
- Từ một tiền chất dưới da, dưới tác động của ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành Vitamin D3, đây là nguồn chủ đạo để tham gia vào chuyển hóa tạo xương của trẻ. Do đó còi xương hay gặp ở trẻ em là bệnh còi xương do thiếu Vitamin D.
Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2, một protein vận chuyển canxi tạo xương hay thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương.
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh còi xương
- Bé sinh non hoặc các cặp sinh đôi, sinh ba
- Cho bú sữa bò thay vì sữa mẹ
- Nặng cân, quá bụ bẫm
- Trẻ có da sậm màu
- Trẻ sinh ở những nơi có điều kiện thời tiết âm u, thiếu ánh nắng mặt trời
Biểu hiện của trẻ bị mắc bệnh còi xương
Các biểu hiện ở hệ thần kinh:
- Trẻ ra mồ hôi nhiều kể cả ban đêm (mồ hôi trộm)
- Trẻ khó ngủ, hay giật mình
- Rụng tóc gáy (do tiết mồ hôi nhiều)
- Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể xảy ra các biểu hiện như: tiếng thở rít thanh quản, cơn khóc lặng, hay nôn, nấc khi ăn. Có thể co giật do hạ calci máu.
- Trẻ chậm phát triển vận động: bò, lăn,…
Các biểu hiện ở xương:
- Thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh.
- Chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn
- Lồng ngực hình gà, chuỗi hạt sườn.
- Vòng cổ chân, vòng cổ tay, xương chi cong
Các biểu hiện khác:
- Trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng
- Da xanh thiếu máu
- Lách to.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh còi xương
Cần đưa trẻ đến trung tâm dinh dưỡng hoặc bệnh viện chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nếu có một số biểu hiện trên. Các biện pháp thông thường để chẩn đoán bệnh còi xương ở trẻ:
- Chụp X-quang xương để phát hiện các biểu hiện bệnh ở xương cũng như các triệu chứng thần kinh đi kèm.
- Xét nghiệm máu để đo các chỉ số Vitamin D, Canxi, photpho có đang thiếu hụt hay không để có phương án điều trị phù hợp.
Bệnh còi xương điều trị như thế nào ?
- Uống hoặc tiêm Vitamin D theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa bởi vì Vitamin D rất dễ bị quá liều dẫn đến gây ngộ độc thần kinh ở trẻ.
- Tăng cường vitamin D từ thức ăn: trứng, sữa, bơ, gan cá là những nguồn giàu vitamin D như: bột dinh dưỡng cho trẻ em, thức ăn chế biến sẵn, bột mỳ, ngũ cốc,..
- Bổ sung canxi bằng các loại chế phẩm: Ống canxi B1 – B2 – B6 dạng uống hoặc cốm ăn là một lựa chọn khác có thể cân nhắc để tăng cường cung cấp vitamin D hằng ngày cho trẻ.
- Phơi nắng đều đặn: Thời gian lý tưởng là vào mỗi buổi sáng trước 9h, mỗi lần phơi khoảng 10-30p. Khi phơi nắng nên hạn chế có trẻ mặc nhiều quần áo để ánh nắng mặt trời được chiếu trực tiếp lên da, không thông qua lớp vải hay cửa kính nhằm phát huy tác dụng tối đa.
Những phương pháp phòng ngừa bệnh còi xương mà bạn nên biết
Với mẹ:
- Khi mang thai mẹ nên hạn chế làm việc nặng nhọc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tránh trường hợp sinh non.
- Mẹ nên tiếp xúc ánh nắng hàng ngày.
- Mẹ nên uống VitaminD ở quý cuối cùng của thời kỳ thai nghén (tháng7)
Với bé:
- Dinh dưỡng: Tốt nhất là bú mẹ. Sau giai đoạn cai sữa vẫn tiếp tục uống sữa công thức tối thiểu 300ml/ngày, ăn tăng các loại đạm từ hải sản, rau xanh trong bữa bột cháo hàng ngày. Tránh ăn dặm bột quá sớm khi trẻ mới 3, 4 tháng tuổi rất dễ gây còi xương.
- Tắm nắng, chơi ngoài trời với thời gian thích hợp 10-15′ mỗi ngày vào sáng hoặc chiều
Xem thêm các bài viết liên quan :
Các nguồn thông tin tham khảo: Hello Bacsi, Sống khỏe