Bệnh huyết trắng là một trong những bệnh thường gặp ở phụ nữ. Nó có thể là nguy cơ của một số tình trạng như vô sinh hoặc ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh huyết trắng là gì? Làm cách nào để điều trị bệnh huyết trắng? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về căn bệnh này cũng như cách điều trị phù hợp.
1. Bệnh huyết trắng là bệnh gì?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm huyết trắng là gì. Huyết trắng là một chất dịch nhầy được tiết từ âm đạo của người phụ nữ. Nó có màu trắng sữa và thường không có mùi hôi gây khó chịu. Huyết trắng đóng vai trò trong như một chất bôi trơn trong đời sống sinh lý. Bên cạnh đó, nó có tác dụng trong việc cân bằng độ ẩm âm đạo, bảo vệ vùng sinh dục chống lại sự tấn công của các sinh vật gây hại. Tuy nhiên, nếu như mầm bệnh quá nhiều và vượt quá khả năng bảo vệ, một tình trạng viêm nhiễm vùng kín sẽ xảy ra được gọi là bệnh huyết trắng.
2. Một số triệu chứng của bệnh huyết trắng
Điều quan trọng cần làm là nhận biết một số biểu hiện của bệnh huyết trắng vì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hoặc một số tình trạng sức khoẻ khác.
Một số dấu hiệu của bệnh bao gồm:
- Thay đổi về màu sắc và mức độ đặc của huyết trắng
- Lượng huyết trắng ra nhiều
- Gây ngứa, khó chịu hoặc phát ban
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Có máu khi chưa đến kỳ kinh nguyệt
- Huyết trắng có mùi hôi kèm theo dịch âm đạo màu vàng, hơi xanh hoặc trắng xám
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy đến khám bác sĩ phụ khoa để xem xét rõ hơn về các triệu chứng cũng như tư vấn cách điều trị thích hợp.
3. Nguyên nhân gây bệnh huyết trắng
Bệnh huyết trắng do nhiều nguyên nhân gây nên, bao gồm:
3.1 Do nhiễm khuẩn âm đạo
Ở khu vực âm đạo có một hệ vi khuẩn được cân bằng nhờ ph ở âm đạo. Tuy nhiên, nếu ph thay đổi, hệ vi khuẩn cũng sẽ bị biến đổi và các vị khuẩn có hại sẽ phát triển với một số lượng lớn gây nên tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo. Từ đó, dịch âm đạo sẽ bị tiết ra nhiều, gây nên bệnh huyết trắng. Bên cạnh đó, bệnh huyết trắng cũng gây ra do sự xâm nhập vi khuẩn từ bên ngoài như vệ sinh vùng kín không kỹ, thụt rửa âm đạo,…
Biểu hiện của bệnh: Huyết trắng nhiều, loãng,có màu vàng hoặc xám và có mùi hôi khó chịu
3.2 Do nhiễm nấm Candida albicans
Candida albicans là một loại nấm âm đạo gây ra nhiều bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Một số nguyên nhân thường gặp như ph thay đổi, dùng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài, phụ nữ mang thai,… Không những vậy, bệnh cũng có liên quan đến một số vấn đề suy giảm miễn dịch khác như bệnh gan, HIV,…
Biểu hiện của bệnh: Huyết trắng vón cục, có màu trắng đục và thường không có mùi hôi khó chịu.
3.3 Do nhiễm Trichomonas
Một trong những nguyên nhân thường gặp gây bệnh huyết trắng là trùng roi Trichomonas, có thể xuất phát từ việc sử dụng nguồn nước mất vệ sinh để làm sạch vùng kín.
Biểu hiện của bệnh: Huyết trắng ra nhiều, loãng, có bọt, có màu vàng hoặc xanh, có hoặc không có mùi hôi khó chịu và có thể gây ngứa rát vùng âm đạo.
3.4 Một số bệnh lý khác
Một số bệnh lý khác thường gặp có thể gây ra bệnh huyết trắng là u xơ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Biểu hiện của u xơ tử cung: Nhiều huyết trắng, có thể có máu hoặc mủ, chảy máu âm đạo bất bình thường và kinh nguyệt không đều đặn,…
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nhiều huyết trắng, có màu trắng đục, dính thành từng mảng và có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt nếu bệnh càng viêm nhiễm nặng thì càng có mùi hôi khó chịu.
4. Điều trị bệnh huyết trắng
Cách điều trị bệnh huyết trắng phụ thuộc vào các nguyên nhân riêng của nó:
Nhiễm nấm Candida albicans:
- Sử dụng thuốc đặt âm đạo Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg
- Uống thuốc Fluconazole 150 mg (liều duy nhất)
Nhiễm Trichomonas:
- Uống Tinidazole hoặc Secnidazole 2000 mg, 4 viên (liều duy nhất)
Nhiễm khuẩn âm đạo:
- Uống Metronidazol 500 mg (uống mỗi ngày 2 lần trong vòng 7 ngày) hoặc 2000 mg (liều duy nhất)
Điều cần lưu ý là đừng nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ, hãy đi thăm khám các cơ sở uy tín và áp dụng cách điều trị phù hợp.
5. Một số lưu ý khác
Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể giúp ngăn chặn nguy cơ của bệnh huyết trắng như:
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước sạch (nhất là vào các ngày đèn đỏ). Ngoài ra, không nên thụt rửa quá sâu, cũng đừng vệ sinh vùng kín quá nhiều lần
- Không nên mặc quần lót bó sát và tránh các vận động gây tổn thương âm đạo
- Không lạm dụng thuốc kháng sinh
- Ngoài ra, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ để có thể theo dõi và điều trị đúng cách nếu xuất hiện bệnh
- Không nên sử dụng các sản phẩm tẩy rửa để rửa vùng kín như sữa tắm, xà phòng, chỉ nên dùng những sản phẩm nước rửa phụ khoa có độ Ph phù hợp
Một số sản phẩm rửa phụ khoa được khuyên dùng bao gồm:
- Nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena
Nước rửa vệ sinh Abena Intimate Care được nghiên cứu và sản xuất bởi các chuyên gia thuộc tập đoàn ABENA của Đan Mạch (Từ năm 1953). Đây là một lựa chọn hoàn hảo cho người đang bị tình trạng huyết trắng bất thường. Sản phẩm này có công thức thành phần đặc biệt với độ pH phù hợp với vùng kín. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp làm sạch và khử mùi cho “cô bé” một cách hiệu quả. Intimate Care hoàn toàn không màu, không mùi, không Paraben được khuyên dùng mỗi ngày an toàn, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ Saforelle của Pháp
Saforelle là một sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc từ Pháp. Sản phẩm có những thành phần dịu nhẹ, phù hợp với mọi làn da vùng kín của chị em phụ nữ, ngay cả những chị em có làn da nhạy cảm và kích ứng. Đây là một sản phẩm thích hợp cho các chị em đang điều trị bệnh huyết trắng.
- Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương có chứa các thành phần từ thảo dược, phù hợp với phụ nữ Á Đông. Sản phẩm có tác dụng làm sạch và bảo vệ vùng kín, giữ cho làn da vùng kín mềm mịn, ngăn ngừa mùi hôi cũng như viêm nhiễm. Nếu chị em đang gặp tình trạng huyết trắng bất thường thì hãy cân nhắc sử dụng sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương để cải thiện tình trạng bệnh.
Xem thêm:
- [Review] TOP 8+ Nước rửa vệ sinh phụ nữ cho phụ nữ sau sinh an toàn
- [Mẹ cần biết] Cách vệ sinh vùng kín tuổi dậy thì cho bé đúng nhất
Nguồn: The Difference Between Normal and Abnormal Vaginal Discharge