Cùng Medplus tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tổ đỉa là như thế nào bạn đọc nhé!
1. Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa là một loại viêm da cơ địa đặc trưng là mụn nước ngứa trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Mặc dù loại mụn này bé nhưng cũng để lại cho bệnh nhân sự tư tin đó.
Bên cạnh đó, bệnh tổ đỉa còn có thể phồng rộp, chảy nước trông rất sợ hãi. Nếu để lâu thì dễ dàng có thể lan rộng ra xung quanh và mọc thành từng cụm, từng đám ở trên tay. Khi bị thì bệnh nhân thường sẽ có cảm giác ngứa, đau và có thói quen gãi. Điều này là điều cấm kỵ sẽ làm ảnh hưởng đến những vùng xung quanh.
Bệnh tổ đỉa hình thành các mụn nước có kích thước khoảng 1-2mm và có thể thuyên giảm sau gần 1 tháng nếu như được điều trị kịp thời. Tuy nhiên thì cũng không thể nào mà điều trị dứt điểm được bởi bệnh này sẽ tái đi tái lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Tình trạng bệnh cứ lặp đi lặp lại thì vùng da sẽ trở nên thô ráp, sần sùi gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân và người đối diện.
Hiện nay thì các chuyên gia chưa tìm cũng như nghiên cứu ra các cách chữa tổ đỉa triệt để căn bệnh này. Tuy nhiên thì cũng đã có thuốc để ngăn ngừa, phòng tránh bội nhiễm, giảm tổn thương da cũng như để cho tình trạng da cải thiện để lấy lại sự tự tin cho người bệnh.
2. Nguyên nhân bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa được xem là một dạng chàm hay cư trú ở trong lòng bàn tay hoặc bàn chân. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh tổ đỉa do yếu tố di truyền cũng như rối loạn chức năng nội tạng gây nên. Bên cạnh đó có thể do viêm da cơ địa và thường gặp ở những người bị dị ứng ở mũi. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa:
- Di truyền: nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh tổ đỉa thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc. Theo như thống kê của y học thì trường hợp mắc bệnh theo di truyền lên đến 50%.
- Nguyên nhân tổ đỉa do dị ứng: khi làn da trở nên nhạy cảm với các chất hóa học như: xà phòng, chất tẩy rửa mạnh cũng gây nên bệnh.
- Nguyên nhân gây ra tổ đỉa do môi trường sống: môi trường cũng là nguyên nhân gây nên bệnh. Nếu môi trường sống ô nhiễm, nhiều khí bụi bẩn thì là điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh.
- Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do sức đề kháng yếu: người bị bệnh tiểu đường, bệnh gan thận, HIV cũng có khả năng cao nhiễm bệnh hơn. Bởi hệ miễn dịch của họ yếu nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
- Căng thẳng, stress tác động gây ra tổ đỉa: nếu căng thẳng quá lâu cũng khiến tâm lý không ổn định, đề kháng suy giảm, các tác nhân gây hại có cơ hội sinh sôi, nảy nở.
3. Triệu chứng bệnh tổ đỉa
Mỗi một bệnh cũng sẽ có những dấu hiệu cũng như triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên thì nhiều bệnh sẽ có những biểu hiện giống nhau khiến các bạn lầm tưởng. Chính vì thế dễ chủ quan và làm cho tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn. Dưới đây sẽ là dấu hiệu của bệnh tổ đỉa để bệnh nhân có thể phát hiện:
- Trên cơ thể xuất hiện những mụn nước trắng, li ti có đường kính 3mm hoặc nhỏ hơn. Các điểm tổ đỉa này chỉ tập trung thành từng mảng hoặc từng đám. Xuất hiện ở những kẽ ngón chân, ngón tay, mu bàn tay hoặc chân.
- Triệu chứng bệnh tổ đỉa gây mụn nước đục và nằm sâu bên trong có thẻ cao hơn so với bề mặt da và không dễ vỡ. Tuy nhiên trong điều kiện phát triển mà những mụn nước gặp nhau có thể hình thành và phát triển nhanh.
- Bệnh tổ đỉa gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở những vùng mọc mụn nước như bị bệnh mề đay. Những mụn đỏ khi bạn gãi ngứa sẽ vỡ gây nên tình trạng nóng rát và đau.
- Tình trạng sốt có thể xảy ra nếu như bệnh nặng hoặc mụn nước lan rộng trên cơ thể
- Móng tay, chân bị đóng vảy, dày và cứng.
- Người bệnh tổ đỉa khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa có độ ăn mòn cao thì gây nên tình trạng xót và ngứa ngáy.
Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh tổ đỉa kể trên là phổ biến và rất giống với một số bệnh ngoài da như hắc lào, vảy nến nhưng có trường hợp lại không gặp bất kỳ dấu hiệu nào nên đã để tình trạng bệnh ngày càng nặng. Chính vì thế hãy cố gắng quan sát, lắng nghe cơ thể mình. Nếu có điều gì bất thường nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để theo dõi cũng như nắm bắt được tình trạng bệnh.
4. Điều trị bệnh tổ đỉa
Hiện nay có nhiều cách chữa bệnh tổ đỉa. Mỗi một phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào da xem có thích nghi hay không nữa. Nếu như tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể sử dụng mẹo dân gian để thuyên giảm.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về các căn bệnh tổ đỉa, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :