Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản còn được gọi là trào ngược acid dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Các biến chứng bao gồm viêm thực quản, giãn thực quản và bệnh thực quản Barrett. Bài viết từ đội ngũ Medplus dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin đầy đủ như nguyên nhân, triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, chuẩn đoán, cách điều trị và những lưu ý cần biết về bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Thông tin chung
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) còn được gọi là trào ngược acid. Đây là một tình trạng trong đó dịch tiêu hóa cuả dạ dày trào ngược lên thực quản, gây viêm và tổn thương thành thực quản. Dịch trào ngược thường chứa acid và pepsin do dạ dày tiết ra. Acid được cho là thành phần gây tổn thương nhiều nhất trong dịch trào ngược. Ở người bình thường, chứng trào ngược cũng thường xảy ra như ở bệnh nhân GERD. Tuy nhiên ở bệnh nhân GERD, dịch trào ngược có nhiều acid hơn, lượng dịch trào lên thực quản nhiều hơn và acid tồn lưu ở thực quản cũng lâu hơn.
Phân loại
GERD không phải là bệnh di truyền hay truyền nhiễm. Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày không gây nên sự lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh.
GERD có thể được chia thành hai nhóm: Viêm thực quản ăn mòn và trào ngược không ăn mòn tùy theo sự hiện diện của tổn thương niêm mạc thực quản khi làm nội soi thực quản.
[Nội soi thực quản]: là thủ thuật sử dụng ống soi mềm, đưa vào miệng để kiểm tra thực quản.
Con đường lây lan và truyền nhiễm của bệnh
Hiện chưa có thông tin về các yếu tố gây lây lan và truyền nhiễm của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Đối tượng mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản là ai?
Các đối tượng có các biểu hiện như béo phì, phần trên của dạ dày nhô lên thông qua cơ hoành (hay còn gọi là thoát vị gián đoạn), mang thai, hút thuốc, khô miệng, hen phế quản, đái tháo đường, chậm làm rỗng dạ dày và rối loạn mô liên kết như xơ cứng bì thì nguy cơ bị Gerd sẽ tăng cao.
Mức độ nguy hiểm của bệnh nếu không được điều trị kịp thời
Theo thời gian, viêm có thể làm mất dần lớp lót dạ dày. Các triệu chứng biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản sẽ gây khó khăn cho bạn. Từ đó gây ra những biến chứng như loét thực quản, hẹp thực quản, hoặc biến đổi tiền ung thư của thực quản (Rối loạn thực quản Barett)
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Về triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, người mắc bệnh sẽ có các triệu chứng sau:
- Cảm giác nóng rát trong họng và ngực
- Ợ nóng
- Có vị đắng trong miệng
- Đau rát ở ngực
- Trào ngược thức ăn vào cổ họng
- Buồn nôn
- Ho mãn tính
- Khàn giọng
Khi xuất hiện những biểu hiện trên, bạn cần đi khám để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của cơ thể. Những triệu chứng kể trên cho thấy bạn có thể đang bị Gerd.
Các biểu hiện khi mắc bệnh
Ngoài các triệu chứng của bệnh nhân khi bị trào ngược dạ dày – thực quản, bạn sẽ nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau:
Biểu hiện bên trong cơ thể
- Người thừa cân và béo phì thường có cơn trào ngược khó chịu hơn người thông thường.
- Người mắc bệnh có biểu hiện đau ngực. Tuy nhiên cơn đau không lan tỏa đến cơ quan khác như tay, cổ hoặc lưng.
- Đau rát giữa vùng ngực phía sau xương ức.
- Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thượng vị và lan dần đến cổ.
- Cơn đau thường nặng hơn sau khi ăn và kéo dài đến khoảng 2 giờ.
- Có cảm giác đắng ở miệng.
- Cảm thấy tức ngực hoặc có cảm giác thức ăn mắc ở cổ họng.
Biểu hiện bên ngoài của bệnh
Khi bệnh nhân mắc bệnh Gerd thì đa phần các biểu hiện của bệnh xuất hiện từ bên trong cơ thể và chưa có thông tin về biểu hiện bên ngoài nào.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh
Nguyên nhân
Các biểu hiện sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị GERD: béo phì, phần trên của dạ dày nhô lên thông qua cơ hoành (hay còn gọi là thoát vị gián đoạn), mang thai, hút thuốc, khô miệng, hen phế quản, đái tháo đường, chậm làm rỗng dạ dày và rối loạn mô liên kết như xơ cứng bì.
Nguy cơ bị bệnh phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt hằng ngày và khả năng bị GERD cao hơn khi:
- Ăn nhiều thức ăn cùng một lúc. Việc này sẽ làm tăng acid cần thiết để tiêu hóa.
- Hút thuốc lá. Việc hút thuốc lá có thể làm giảm trương lực cơ vòng thực quản dưới và tăng trào ngược.
- Sử dụng các loại thực phẩm gây giảm trương lực của cơ vòng thực quản dưới.
Cách phòng ngừa
Để hạn chế việc xuất hiện nguy cơ bị GERN, mọi người nên:
- Duy trì cân nặng lý tuổng và giảm bớt cân nặng dư thừa.
- Tránh ăn quá no. Nên ăn những bữa ăn nhỏ và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày.
- Loại bỏ các tác nhân gây trào ngược. Trách các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, socola, cafein, rượu, bạc hà, hoặc thức ăn có vị bạc hà, thức ăn cay, cam chanh và thực phẩm chế biến từ cà chua.
- Ngưng hút thuốc lá
- Tránh ăn trong vòng 3 giờ trước khi ngủ để dạ dày có thể tiêu hoá hết và giảm tiết acid. Không nên nằm ngay sau khi ăn bất cứ thời điểm nào trong ngày.
- Ngủ ở tư thế đàu cao giúp ngăn ngừa trào ngược
- Đứng thẳng, ngồi thẳng lưng và duy trì các tư thế đúng.Điều nfay giúp chuyển thức ăn và acid xuống dạ dày thay vì trào ngược trở lại thực quản.
- Tránh làm việc quá sức hoặc cuối gập người lúc no.
- Tránh mặc quần áo bó sát. Quần áo chật có thể tạo áp lực lên vùng bụng và cơ vòng thực quản dưới.
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản được chuẩn đoán và điều trị như thế nào?
Các yếu tố cần thiết để chuẩn đoán bệnh
Việc chuẩn đoán bệnh dựa trên các biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhân khi đang bị trào ngược dạ dày – thực quản. Ngoài ra, xem xét chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.
Đối với các triệu chứng nhẹ, bạn có thể sẽ không cần khám bác sĩ vì các triệu chứng này sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng bạn gặp phải ngày một nặng hơn hoặc bạn bị tái phát trào ngược thực quản, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh qua các phương pháp sau:
- Nội soi dạ dày thực quản
- Chụp X-quang dạ dày – tá tràng
- Đo áp lực thực quản
- Đo độ pH của thực quản trong vòng 14 giờ.
Phương pháp điều trị của bệnh
Bệnh được điều trị bằng thuốc. Với các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc theo các gợi ý sau:
-
Thuốc kháng acid, thuốc chống trào ngược và thuốc chống loét
Các thuốc kháng acid bắt đầu có tác dụng làm giảm ợ nóng trong vòng 5 phút, nhưng hiệu quả kéo dài chỉ đạt từ 30 đến 60 phút. Tốt nhất nên uống thuốc này cách 1 giờ sau khi ăn. Hoặc dùng thuốc ngay trước khi xuất hiện các triệu chứng trào ngược sau bữa ăn.Các Alginate có thể dùng làm nhẹ các triệu chứng của viêm thực quản do trào ngược. Alginate phản ứng vơi acid dạ dày tạo thành lớp gel nhầy, nổi trên bề mặt của dịch dạ dày và tác dụng như một màng chắn cơ học ngăn trào ngược và giữ dịch dạ dày không tiếp xúc với lớp lót của thực quản. Do đó làm giảm nhẹ triệu chứng của ợ nóng và khó tiêu do acid. Lớp gel này có thể được giữ trong dạ dày suốt 4 giờ. Phối hợp alginate – kháng acid có thể làm giảm triệu chứng trong vòng 3 phút sau khi uống. Có thể dùng uống sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
-
Thuốc điều hòa tiêu hóa, chống đầy hơi và kháng viêm
Thuốc tăng nhu động, kích thích chuyển động của đường tiêu hóa. Cơ trơn của hệ tiêu hóa chuyển động nhờ sự điều hòa của dây thần kinh tự động, phản xạ tại chỗ và các hoocmon tiêu hóa. Chuyển động này tạo thành các sóng nhu động. Nó giúp vận chuyển các chất trong ruột đi từ dạ dày đến hậu môn và chia nhỏ các chất trong ruột, giúp dễ tiêu hóa. Các thuốc có thể có tác dụng tại nhiều vị trí trong hệ thống phức tạp này để tăng cường hoạt động tiêu hóa. Nên uống các thuốc này trước khi ăn
Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể được kiểm soát bằng thuốc. Tuy nhiên các phương pháp không dùng thuốc cũng góp phần làm giảm triệu chứng bệnh rất hiệu quả. Chia nhỏ bữa ăn, không nằm nghỉ ngay sau ăn là các mẹo nhỏ hữu hiệu phòng ngừa trào ngược dạ dày lên thực quản. Khi bệnh trào ngược làm bạn khó chịu nhiều hoặc xuất hiện các triệu chứng như khó nuốt, nuốt nghẹn, bạn hãy đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để can thiệp điều trị kịp thời.
Thời gian điều trị
Thời gian điều trị trong trường hợp bị GERD phụ thuộc vào sự tuân thủ của bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc. Ngoài ra, kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Trong quá trình điều trị, cần phải theo dõi dự cải thiện của các triệu chứng của bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Nếu có dấu hiệu xấu, cần phải đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Các lưu ý về bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
Lưu ý dành cho người bệnh
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
- Khi đã bắt đầu điều trị Gerd thì nên tiếp tục duy trì điều trị. Mặc dù tổn thương thực quản đã được chữa lành nhưng khi ngừng điều trị, những tổn thương đó sẽ thường lặp lại ở hầu hết bệnh nhân trong vòng vài tháng.
- Trong quá trình điều trị, nếu không thấy được sự thuyên giảm thì nên đi khám bác sĩ ngay.
Lưu ý dành cho người thân và người chăm sóc người mắc bệnh
- Bệnh không có dấu hiệu lây nhiễm hoặc di truyền. Tuy nhiên người thân cần phải theo dõi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp.
- Cho người bệnh uống thuốc đúng thời gian. Trường hợp quên liều hoặc quá liều cần phải đưa bệnh nhân tái khám để có biện pháp điều chỉnh.
- Đưa bệnh nhân đi kiểm tra lại nếu các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không thuyên giảm.
Bài viết cùng nội dung:
Xem thêm tại đây
Thuốc kháng viêm thì uống thuốc nào là được v bạn?
Chào bạn, bạn có thể dùng thuốc có nhiều hoạt chất như pepsane để tăng sự chuyển động cuả hệ tiêu hóa và thức ăn dễ tiêu hóa hơn nhé. Bạn nên dùng thuốc trước khi ăn để kích thích tiêu hóa hơn ạ.
Uống esomeparzol có đc k vậy? Tôi đang uống loại đó
Được ạ. Esomeprazolecos thể dùng để điều trị ợ nóng và duy trì quá trình lành của tình trạng viêm thực quản ăn mòn. Thuốc này thuốc nhóm tiêu hóa – gan – mật đó!
Người mang thai có đc thuốc như bình thuốc bình thường k v?