Cùng Medplus tìm hiểu thêm thông tin hữu ích về bệnh trào ngược dạ dày là như thế nào bạn đọc nhé!
1. Bệnh trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày hay còn được gọi là trào ngược thực quản. Chúng được xem là một trong những vấn đề về dạ dày rất dễ gặp phải. Hiện tượng này được hiểu là tình trạng dịch trong dạ dày của cơ thể xuất hiện hiện tượng trào ngược lên thực quản.
Hiểu một cách cụ thể hơn: Ở trong trạng thái bình thường, khi chúng ta ăn uống, nạp bất kỳ nguồn thực phẩm nào vào cơ thể, chúng sẽ đi từ thực quản xuống dưới dạ dày. Tất nhiên là lượng thực phẩm này trước đó phải đi qua được cơ vòng thực quản. Khi thức ăn được đưa xuống dưới, cơ vòng thực quản sẽ tự động đóng lại để ngăn cản chúng có nguy cơ trào ngược lên phía trên thực quản.
Tuy nhiên khi phần cơ hoành thực quản gặp vấn đề, dịch vụ và thức ăn trong dạ dày sẽ không được “bảo quản” tốt. Chúng sẽ có điều kiện bị trào ngược lên trên gây ra các cảm giác ợ nóng, ợ chua và khó chịu.
2. Bệnh trào ngược dạ dày vì nguyên nhân gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản là do cơ thắt thực quản bị yếu hoặc đóng mở bất thường thì sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Dung dịch axit từ dạ dày sẽ làm tổn thương đường niêm mạc của thực quản, dẫn tới viêm. Ngoài ra, có các nguyên nhân khác như :
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc chẳng hạn như aspirin
- Sử dụng chất kích thích và gây nghiện như: cafein, rượu, thuốc lá,…
- Các bệnh lý nhiễm trùng ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành…
- Bệnh lý dạ dày: Các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày… cũng có thể gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu ( nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,…) hay đi ngủ ngay sau khi ăn
- Thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên vùng bụng
- Mang thai
- Stress
3. Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày
Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua
Ợ hơi là hiện tượng có quá nhiều không khí thừa trong dạ dày và sau đó quay ngược trở lại thực quản. Nếu xảy ra thường xuyên thì đây là một trong những dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Ợ nóng là cảm giác nóng rát vụng thượng vị, dưới xương ức lan lên cổ.
Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng hoặc lúc nằm ngủ, đặc biệt xuất hiện nhiều vào ban đêm.
Buồn nôn, nôn
Sự trào ngược của axit vào họng hoặc miệng, kích thích họng miệng gây cảm giác buồn nôn nặng hơn có thể nôn ra dịch vị hoặc thức ăn.
Đau tức ngực thượng vị
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể có cảm giác bị đau thắt ở ngực xuyên ra sau lưng tuy nhiên không phải do bệnh tim gây ra. Nguyên nhân do axit trào ngược lên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, cơ quan cảm ứng đau sẽ đưa ra tín hiệu như đau ngực.
Nếu đau thắt vùng ngực khó thở này xảy ra với cường độ mạnh khi cúi gập người, nằm xuống cùng 1 số triệu chứng đi kèm liệt kê ở bài viết này thì bạn mắc phải bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản chứ không phải bệnh tim.
Khó nuốt
Trào ngược dạ dày thực quản với tần suất lớn gây viêm, sưng tấy, làm thu hẹp đường kính thực quản. Vì thế người bệnh có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng ở cổ.
Khản giọng và ho
Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.

4. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm các phương pháp thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.
Phương pháp không dùng thuốc luôn được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân của mình. Một chế độ sinh hoạt hợp lý hay một chế độ ăn khoa học làm giảm đáng kể tần suất trào ngược dạ dày thực quản:
- Ăn thành từng bữa nhỏ. Nên ăn thường xuyên hơn là ăn ít bữa lớn đối với người có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản.
- Lựa chọn các thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit như thực phẩm từ tinh bột (bánh mì, bột yến mạch) hay đạm dễ tiêu.
- Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả có hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…) và ít các sản phẩm từ sữa.
- Giảm sử dụng các thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm chua cay.
- Không hút thuốc, uống rượu bia, đồ uống có gas, không sử dụng các chất kích thích.
- Giữ cân nặng hợp lý.
- Không nằm hoặc lao động ngay sau khi ăn.
- Thư giãn giảm stress có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.
Tìm hiểu từ nguồn : Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Bệnh trào ngược dạ dày là như thế nào , hy vọng bài viết sẽ hỗ trợ cho bạn được nhiều trong đời sống và hạnh phúc gia đình
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp đến bạn đọc một số thông tin liên quan đến sức khỏe: