Bệnh viêm phụ khoa là những bệnh gây ra những vấn đề viêm nhiễm ở phụ nữ. Một số bệnh nếu không được điều trị đúng cách và hiệu quả sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như mang thai ngoài tử cung, vô sinh,… Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin về những bệnh viêm phụ khoa thường gặp và cách điều trị cần thiết.
1. Bệnh tắc vòi trứng
Đây là dạng bệnh gây tắc nghẽn ở vòi trứng, nơi nối buồng trứng với tử cung. Bệnh khiến cho trứng đã được thụ tinh không thể di chuyển đến buồng tử cung và dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài dạ con.
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc vòi trứng bao gồm:
- Phụ nữ có tiền sử chửa ngoài dạ con
- Chị em có tiền sử phẫu thuật ổ bụng – tiểu khung
- Chị em mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Bị các vấn đề như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung
Sau đây là một số phương pháp được dùng để điều trị tình trạng tắc vòi trứng:
- Dùng ống thông để thông vị trí tắc vòi trứng. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nguy cơ gây nhiễm trùng và gây ra hiện tượng chửa ngoài dạ con.
- Phẫu thuật có thể được áp dụng trong trường hợp vòi trứng bị tắc nghẽn do mô sẹo lớn, xơ dính nhiều và khó điều trị bảo tồn. Cụ thể, phần bị tổn thương có thể được cắt bỏ và nối lại sau đó.
- Ngoài ra, các chị em có thể áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để tăng cơ hội có thai.
2. Bệnh viêm phụ khoa do nấm candida
Bệnh viêm phụ khoa do nấm candida là tình trạng nhiễm trùng âm đạo do sự phát triển quá mức của nấm candida albicans gây ra. Điều này gây ra tình trạng kích ứng, viêm, ngứa, tiết dịch và đau rát ở khu vực âm đạo.
Một số cách điều trị bệnh nấm candida bao gồm:
- Uống thuốc diệt nấm (người nam nếu có dấu hiệu bệnh cũng cần điều trị nấm candida dứt điểm vì có khả năng tái phát sau này)
- Ngoài ra, người nữ có thể dùng thuốc đặt âm đạo để diệt nấm candida
- Khi sử dụng thuốc, cần lưu ý hạn chế uống rượu bia và phát sinh quan hệ tình dục
Ngoài ra, một số thói quen cần được thay đổi như
- Không nên mặc quần lót quá chật
- Nên để “cô bé” được thông thoáng
- Tránh để “cô bé” ẩm ướt bằng cách thay quần lót thường xuyên
- Vệ sinh sạch sẽ cho “cô bé”, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt
- Tránh dùng những sản phẩm gây kích ứng như xà phòng, sữa tắm, nước hoa vùng kín,…
- Quan hệ tình dục an toàn
- Đảm bảo lượng đường trong máu luôn ở mức cho phép
3. Bệnh Chlamydia
Bệnh chlamydia ở âm đạo là một loại bệnh viêm phụ khoa do vi trùng Chlamydia gây ra.
Nguyên tắc điều trị bệnh nhiễm chlamydia là điều trị đúng phác đồ qui định. Cụ thể, người bệnh cần uống Azithromycin 1g (liều duy nhất) hoặc Doxycyclin 100mg (uống 2 lần một ngày và uống trong vòng 7 ngày). Tuy nhiên, việc điều trị đối với phụ nữ có thai thì hơi khác một chút. Cụ thể, phụ nữ có thai nên dùng Erythromycin base 500mg (uống 4 lần một ngày và uống trong vòng 7 ngày) hoặc uống Amoxilin 500mg (uống 3 lần một ngày và uống trong vòng 7 ngày).
4. Bệnh viêm cổ tử cung
Đây là dạng bệnh viêm phụ khoa gây ra tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung, bộ phận nối âm đạo với tử cung. Trong một số trường hợp, viêm cổ tử cung có thể lan đến tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, gây ra tình trạng đau đớn được gọi là bệnh viêm vùng chậu (PID), thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh sản sau này.
Bệnh đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn, do bị viêm âm đạo, vệ sinh cá nhân kém, nạo phá thai,…
Sau đây là một số cách điều trị bệnh, bao gồm:
- Sử dụng thuốc
- Liệu pháp laser (là phương pháp sử dụng tia laser cường độ cao để đốt cháy và tiêu diệt các mô bất thường)
- Đốt điện (là phương pháp đốt cháy các tế bào bị viêm nhiễm bên trong cổ tử cung)
- Phẫu thuật lạnh (là phương pháp sử dụng nhiệt độ lạnh để phá huỷ các tế bào bất thường)
5. Viêm phần phụ
Viêm phần phụ là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở phần phụ (bao gồm viêm nhiễm ở vòi trứng, buồng trứng, hệ thống dây chằng).
Bệnh viêm phần phụ biểu hiện ở 2 dạng là Viêm phần phụ mãn tính và Viêm phần phụ cấp tính, có 2 cách điều trị bệnh Viêm phần phụ là điều trị ngoại khoa và điều trị nội khoa, cụ thể:
- Điều trị nội khoa (Dùng thuốc): Đây là phương pháp phổ biến và được áp dụng cho những đối tượng bị Viêm phần phụ cấp tính. Việc cần làm là kiên trì uống theo đơn thuốc được bác sĩ chỉ định.
- Điều trị ngoại khoa: Đây là phương pháp điều trị được áp dụng cho những đối tượng bị viêm phần phụ mãn tính. Trong trường hợp các bệnh nhân không thể điều trị nội khoa được thì họ có thể được áp dụng điều trị bằng một số phương pháp ngoại khoa như: đốt điện, đốt laser,…
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Có nên tự điều trị bệnh viêm phụ khoa?
Nhiều chị em phụ nữ cảm thấy e ngại việc đi khám bệnh phụ khoa. Điều này bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như một số bác sĩ có thể hỏi chi tiết về việc quan hệ tình dục (bao gồm số lượng bạn tình, có sử dụng biện pháp tránh thai hay không, bắt đầu quan hệ khi nào). Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ sử dụng một số biện pháp khác để thăm khám và xem xét kỹ lưỡng hơn khu vực vùng kín để chẩn đoán bệnh.
Tuy nhiên, đây là những bước cần thiết và quan trọng để có thể xác định và điều trị sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa của chị em. Việc cần làm là đến khám các cơ sở y tế uy tín và thực hiện việc điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để bệnh mau chóng hồi phục tốt hơn.
6.2 Khi nào cần đi khám bác sĩ
Khi thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh phụ khoa thì chị em nên đi gặp bác sĩ phụ khoa để khám xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, việc khám phụ khoa định kỳ cũng cần thiết. Có những chị em chưa bao giờ đến khám phụ khoa chỉ khi tình trạng trở nặng hơn. Điều này là không khuyến khích. Vì sức khoẻ phụ khoa cũng quan trọng không kém so với sức khoẻ tổng quát.
6.3 Bệnh viêm phụ khoa chỉ xuất hiện ở những người đã quan hệ tình dục phải không?
Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi quan hệ tình dục thì mới mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, thực chất không phải là như vậy. Bệnh viêm nhiễm phụ khoa đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như có một lối sống không lành mạnh, giặt chung quần áo với người bị nhiễm bệnh hoặc dung nạp những thực phẩm không tốt, cũng như việc vệ sinh cho “cô bé” không đúng cách cũng có thể dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
6.4 Có nên sử dụng nước rửa vệ sinh phụ nữ khi điều trị bệnh viêm phụ khoa?
Để tình trạng viêm nhiễm không trở nên trầm trọng hơn, việc cần làm là giữ cho vùng kín có độ Ph phù hợp. Có thể sử dụng sản phẩm nước rửa phụ khoa phù hợp với độ Ph của vùng kín. Một số sản phẩm được khuyên dùng bao gồm:
6.4.1. Nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena
Abena là tập đoàn sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu đến từ Đan Mạch. Thành lập từ năm 1953, trải qua một giai đoạn hình thành và phát triển, Abena đã chinh phục được các thị trường khó tính Bắc Âu bằng chất lượng sản phẩm cũng như trách nhiệm xã hội của mình.
Các sản phẩm của công ty đều qua kiểm nghiệm lâm sàn của các chuyên gia da liễu và nhận được các chứng nhận y tế nghiêm ngặt của thị trường Bắc Âu. Nước rửa vệ sinh phụ nữ cho tuổi dậy thì Abena là sản phẩm duy nhất trên thị trường đạt được 3 chứng nhận:
- Chứng nhận sinh thái Bắc Âu Nordic Eco-label
- Chứng nhận da liễu Dermatologically tested/Asthma-allergy
- Chứng nhận Asthma-Allergy.
Công dụng của sản phẩm
- Sản phẩm đã ra đời cùng với những công dụng giúp người dùng yên tâm: vệ sinh, thích hợp cho mọi loại da, đặc biệt là da nhạy cảm.
- Độ pH 3.5 – 4 tương thích với độ pH tự nhiên của vùng kín, giúp làm sạch và cân bằng độ axit cho vùng da nhạy cảm, tạo một lớp bảo vệ da tránh vi khuẩn gây hại. Đặc biệt khử mùi hiệu quả, mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.
- Hoàn toàn không màu, không mùi, rất tự nhiên, an toàn cho mọi làn da nhạy cảm nhất, đặc biệt dùng được cho cả mẹ bầu, mẹ sau sinh.
Hướng dẫn sử dụng
- Nhẹ nhàng làm ướt vùng kín
- Rửa tay bằng nước sạch
- Cho một lượng nhỏ trên tay khoảng 2-3ml hòa một ít với nước và xoa đều lên vùng kín.
- Sau đó rửa lại bằng nước và lau khô thoáng.
6.2.2. Dung dịch vệ sinh Lá Trầu Không I’m Nature
Dung dịch vệ sinh Lá Trầu Không I’m Nature là dung dịch có chiết xuất trầu không và trà xanh. Sản phẩm vệ sinh I’m Nature giúp làm sạch nhẹ nhàng, duy trì độ pH lý tưởng, khử mùi hôi hiệu quả cho chị em.
Công dụng của sản phẩm
- Làm sạch vùng kín, kháng nấm, ngăn chặn vi khuẩn phát triển, điều trị tình trạng huyết trắng, khí hư và khử mùi, các bệnh viêm nhiễm âm đạo.
- Chiết xuất nha đam, hoa cúc la mã có tác dụng dưỡng ẩm cho da, hạn chế vi khuẩn gây mùi khó chịu.
- Sản phẩm duy trì độ pH 4.5 giúp vùng kín luôn khỏe mạnh.
Hướng dẫn sử dụng
- Nhẹ nhàng làm ướt vùng kín
- Rửa tay bằng nước sạchCho 1-2 ml dung dịch vệ sinh ra lòng bàn tay
- Tạo bọt sau đó xoa đều và nhẹ lên vùng da rồi xả lại bằng nước sạch, sau đó thấm khô.
- Sử dụng 1-2 lần 1 ngày
6.2.3. Dung dịch vệ sinh phụ nữ Amusecos Secret White Cream Rose Oil
Dung dịch làm hồng và se khít vùng kín Amusecos Secret White Cream Rose Oil là thương hiệu đến từ Hàn Quốc – đất nước của những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sinh lý dành cho phụ nữ rất được ưa chuộng bởi tính hiệu quả cao mà các sản phẩm đó mang lại.
Công dụng của sản phẩm
- Có tác dụng rất tốt trong việc co giãn tử cung sau sinh nở đặc
- Cải thiện vấn đề khô rát vùng kín
Hướng dẫn sử dụng
- Dùng vào hằng ngày sau khi tắm hoặc rửa sạch.
- Lau khô vùng kín
- Lấy 1 ít dung dịch bôi vào vùng kín, kem sẽ tự thấm thẩu, để trong khoảng 2 phút là khô ráo thơm tho (dung dịch dạng sệt, kem).
6.2.4. Dung dịch vệ sinh Intima Ziaja Balan
Dung dịch vệ sinh Intima Ziaja Balan là dòng sản phẩm cao cấp vì được áp dụng các tiêu chuẩn tuyệt đối an toàn, nghiêm ngặt dành cho dược phẩm. Dung dịch vệ sinh Intima Ziaja Balan được chứng nhận giấy phép GMP theo đúng tiêu chuẩn Châu Âu.
Công dụng của sản phẩm
- Dưỡng ẩm rất sâu cho da, làm sạch da, làm dịu ngay mẩn ngứa, kích ứng và các triệu chứng mẩn đỏ.
- Tác dụng chăm sóc nhẹ nhàng .
- Giữ được độ PH tự nhiên, giúp ổn định hệ kháng khuẩn. Giảm tối đa nguy cơ cô bé bị nhiễm khuẩn, nấm.
- Mùi thơm dễ chịu, rất tươi mát và lưu lại lâu.
Hướng dẫn sử dụng
- Làm ướt vùng kín bằng nước.
- Đổ một lượng dung dịch vừa đủ vào lòng bàn tay. Sau đó, tạo bọt với nước.
- Nhẹ nhàng xoa nhẹ lên vùng kín.
- Rửa sạch lại với nước.
Xem thêm:
- Polyp cổ tử cung và 4 dấu hiệu nhận biết về căn bệnh này.
- Bệnh bartholin và 1 số phương pháp điều trị
Nguồn: Gynaecological Conditions