Viêm tụy cấp là một trong những nhiễm độc tiêu hóa thường gặp trên lâm sàng, xảy ra sau các bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm đặc biệt là sau những lần uống rượu bia. Vậy bệnh viêm tụy cấp có nguy hiểm không? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Bệnh viêm tụy cấp là gì?
Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng viêm cấp tính tại nhu mô tụy; sau khi hết viêm, chức năng của tụy có thể hồi phục hoàn toàn. Bệnh có thể gây các biến chứng nặng với tỷ lệ tử vong cao trong trường hợp viêm tụy nặng mặc dù đã được điều trị. Khoảng 2/3 số bệnh nhân là viêm tụy ở mức độ nhẹ và 1/3 là viêm tụy nặng.
2. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp
Hai nguyên nhân gây viêm tụy cấp hay gặp nhất trên thế giới là do rượu hoặc bia và sỏi mật. Vì ở nước ta, vệ sinh ăn uống chưa được tốt nên giun đũa cũng là nguyên nhân hay gặp gây viêm tụy.
Các nguyên nhân ít gặp hơn như:
– Tăng triglyceride máu.
– Tăng calci máu.
– Viêm tụy do di truyền.
– Chấn thương tụy.
– Ổ loét tại hành tá tràng thâm nhiễm vào tụy.
– U đầu tụy hoặc u bóng Vater.
– Do thuốc: corticoide, furocemide, thiazide.
– Do ký sinh trùng: giun đũa, sán lá gan nhỏ.
– Do vi-rút: sởi, Coxsackie, Mycoplasma pneumoniae.
– Do bất thường cấu trúc: nang ống mật chủ, tụy phân chia.
3. Các triệu chứng của viêm tụy cấp
Triệu chứng viêm tụy cấp:
- Đau bụng trên tỏa ra sau lưng tăng mức độ đau hơn khi ăn, đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo.
- Bụng trướng và đau, buồn nôn và ói mửa
- Tăng nhịp tim, sốt
Triệu chứng viêm tụy mạn tính:
- Các triệu chứng của viêm tụy mãn tính tương tự như viêm tụy. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau liên tục ở vùng bụng trên tỏa ra phía sau. Ở một số bệnh nhân có thể không có triệu chứng đau.
- Các triệu chứng khác như tiêu chảy và tụt cân gây ra do hấp thụ kém hấp thu chất dinh dưỡng xảy ra do tuyến không tiết ra đủ enzyme để tiêu hóa thức ăn. Nếu các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy bị tổn thương, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4. Biến chứng viêm tụy cấp
+ Biến chứng toàn thân: có thể gây tử vong do suy nhiều tạng như: suy thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, rối loạn đông máu, hạ calci máu, đái tháo đường.
+ Biến chứng tại chỗ:
- Nang giả tụy: tạo thành những khối dịch trong ổ bụng có thể gây đau những cũng có khi không gây ra triệu chứng.
- Áp xe hoá nang giả tụy.
- Giả phình động mạch lách: có thể ăn mòn vào gây chảy máu trong ổ bụng.
- Huyết khối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
- Tiến triến nhiều đợt và gây viêm tụy mạn.
5. Điều trị bệnh viêm tụy cấp
- Giảm đau.
- Nhịn ăn.
- Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch.
- Bồi phụ đủ nước và điện giải.
- Điều trị các biến chứng: chọc hút dịch ổ bụng, dẫn lưu nang giả tụy khi có triệu chứng.
- Điều trị kháng sinh: trong trường hợp viêm tụy do sỏi mật, áp xe tụy, hoại tử tụy nhiều có nguy cơ nhiễm trùng.
- Điều trị nguyên nhân: nếu viêm tụy có thể dẫn lưu đường mật tạm thời hoặc lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng, nếu viêm tụy do tăng triglyceride cần điều trị hạ mỡ máu.
6. Phương pháp phòng ngừa viêm tụy cấp
Đối với viêm tụy do rượu bia: cần tuyệt đối không uống rượu bia.
- Viêm tụy cho sỏi mật: lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi mật tụy ngược dòng, nếu có sỏi túi mật cần tiến hành cắt túi mật sau khi viêm tụy lần đầu ổn định.
- Cần tẩy giun định kỳ 4-6 tháng/lần đối với viêm tụy cấp do giun.
- Điều trị hạ mỡ máu đối với viêm tụy do tăng triglyceride: giảm tối đa ăn chất béo, đặc biệt chất béo có nguồn gốc động vật như: lòng đỏ trứng, mỡ, phủ tạng động vật, hạn chế cân nặng đối với người thừa cân hoặc béo phì, tăng cường ăn nhiều rau và chất xơ.
Nguồn tham khảo: