Bèo cái là dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh sởi mới phát, chữa mụn nhọt, bệnh eczema (chàm), chứng tiểu tiện khó khăn, bệnh viêm cầu thận cấp,…. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng việt: Bèo cái, Bèo tai tượng, Bèo tía, Đại phù bình, Bèo ván, Tử phù bình
Tên khoa học: Pistia stratiotes L.
Họ: Araceae (Ráy)
1. Đặc điểm cây bèo cái
Bèo cái là loài thực vật thân thảo, sống nổi trên mặt nước và không có thân. Cây phát triển lá từ rễ, mọc tỏa như hình hoa thị.
Phiến lá có hình trứng, màu xanh lục tươi, lá có bề mặt nhung mịn và không thấm nước. Hoa mọc thành cụm ở giữa các lá, có màu trắng. Quả mọng chứa nhiều hạt.
2. Bộ phận dùng
Toàn cây bèo tai tượng được sử dụng để làm thuốc.
3. Phân bố
Bèo cái là loài thực vật liên nhiệt đới, sống ở các ao hồ nhỏ. Cây mọc nhiều ở các nước á nhiệt đới và nhiệt đới như Philipin, Việt Nam, Lào, Malaysia, Trung Quốc,…
4. Thu hái – sơ chế
Thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa hạ, ngoài ra bạn cũng có thể thu hái cây quanh năm nếu có nhu cầu sử dụng. Bèo tai tượng thường được dùng tươi nhưng khi cần có thể phơi khô để dùng dần.
5. Bảo quản
Bảo quản ở nơi thoáng mát.
Công dụng và Liều dùng
1. Tính vị
Vị cay, tính lạnh.
2. Thành phần hóa học
Bèo tai tượng chứa 5.09% chất hữu cơ, 6.87% chất khôm 93.13% nước, 1.78% tro, 0.63% protid thô, 1.24% cellulos, 0.29% chất béo thô, 2.93% chất không chứa nitrogen, 1.8% calcium, 0.185% phosphor,…
3. Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền
- Tác dụng: Tiêu mụn nhọt, trị mẩn ngứa, giải biểu, lợi tiểu, thanh nhiệt.
- Chủ trị: Thoát giang, tả lỵ lâu ngày, trừ giun sán, mẩn ngứa ngoài da, ho suyễn, mụn nhọt, thống kinh và khó tiểu tiện.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
- Đang cập nhật.
4. Cách dùng – liều lượng
Bèo ván thường được sử dụng ở dạng sắc uống hoặc có thể dùng ở ngoài da. Liều dùng uống: 50 – 100g/ ngày (dược liệu tươi).
Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
1. Bài thuốc trị da nổi mụn
- Chuẩn bị: Phòng kỷ 40g và bèo ván 200g.
- Thực hiện: Rửa các nguyên liệu thật sạch, sau đó sắc đặc lấy nước rửa mặt. Bên cạnh đó dùng bèo ván giã nát và thoa lên mặt từ 4 – 5 lần/ ngày.
2. Bài thuốc trị bệnh chàm (eczema)
- Chuẩn bị: Bèo ván tươi.
- Thực hiện: Đem rửa sạch với nước, sau đó thêm muối vào và giã nát. Dùng nước thoa lên da và sử dụng bã đắp hàng ngày. Thực hiện 2 lần/ ngày trong liên tục 7 – 10 ngày.
3. Bài thuốc trị lang ben
- Chuẩn bị: Bèo tai tượng 200g.
- Thực hiện: Đun lấy nước tắm và dùng lá bèo cái chà xát nhẹ vào vùng da cần điều trị.
4. Bài thuốc trị nổi mề đay mẩn ngứa do nhiệt
- Chuẩn bị: Mã đề, thuyền thoái (ve sầu khô) và cam thảo đất mỗi vị 8g, hà thủ ô, bèo cái, vỏ quả lựu tươi, thổ phục linh, ké đầu ngựa và bồ công anh mỗi vị 12g.
- Thực hiện: Đem sắc uống 2 lần/ ngày, dùng liên tục trong 5 – 7 ngày là khỏi
5. Bài thuốc trị viêm cầu thận cấp kết hợp với mụn nhọt chốc lở
- Chuẩn bị: Sinh địa, sài đất, ngải diệp và huyền sâm mỗi vị 12g, kim ngân hoa, bèo cái, bồ công anh, ích mẫu và bạch mao căn mỗi vị 10g.
- Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
6. Bài thuốc trị mề đay
- Chuẩn bị: Thuyền thoái 2 – 4g, bèo cái 8 – 12g, nhân trần 12g, phòng phong 8g, kinh giới 8 – 12g và cam thảo 4g.
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch và sắc uống.
7. Bài thuốc trị mề đay thể nhiệt
- Chuẩn bị: Xa tiền tử, bạc hà, kinh giới, liên kiều, trúc diệp, ngưu bàng tử và lô căn mỗi vị 12g, ké đầu ngựa, kim ngân hoa mỗi vị 16g, phù bình 8g, cam thảo 4g.
- Thực hiện: Dùng các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
8. Bài thuốc ngâm rửa trị bệnh tổ đỉa
- Chuẩn bị: Khổ sâm, bèo cái, hoàng cầm, thương nhĩ và thương truật mỗi vị 12g, hương phụ 10g.
- Thực hiện: Sắc lấy nước ngâm rửa trước khi đi ngủ.
Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Thân thể hư nhược và hay bị ra mồ hôi không nên dùng.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam