Vào một buổi sáng trời se se lạnh được thưởng thức bát cháo sò huyết nóng hổi thì còn gì bằng nhỉ? Theo Đông y sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, có giá trị dinh dưỡng cao, bổ máu, ăn vào có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp, suy nhược cơ thể. Hãy cùng Medplus học cách nấu cháo sò huyết cực bổ dưỡng này nhé!
Bí quyết cho món cháo sò huyết ngon chuẩn vị
Cách chọn mua nguyên liệu
Sò huyết ngon là những con phải lớn vừa ăn, không quá to cũng không quá nhỏ. Con nhỏ quá khi chế biến sẽ bị teo lại, còn con lớn dễ bị dai. Muốn lựa sò còn tươi, bạn chú ý những rổ sò có nhiều con thò lưỡi ra bên ngoài, đó là lứa sò còn tươi sống. Nếu sò ngậm miệng, bạn có thể ngửi mùi, thấy hôi thì đừng mua.
Mẹo cho món cháo sò huyết thêm ngon
- Khi mang sò về bạn ngâm nước khoảng nửa tiếng cho sò nhả sạch đất, cũng là lúc xem sò có chế hay không.
- Luộc sò với nước khoảng 5phút, sò vừa há miệng thì tắt bếp. Không nên đun lâu sẽ mất hết chất dinh dưỡng của sò và sẽ làm thịt sò bị teo lại.
- Nếu ai muốn ăn sò thật chín có thể bỏ sò vào trộn chung với cháo rồi tắt bếp.
Những lưu ý về món cháo sò huyết
Cháo sò huyết thì ăn thế nào?
- Khi múc cháo ra bát, rắc thêm tiêu và để lên trên vài cọng ngò …tùy khẩu vị.
- Các bạn có thể dùng cháo kèm thêm với măng chua muối hoặc rau cải xào sẽ tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn .
Những điều cần biết khi ăn sò huyết
- Các loại sò sống trong bùn và nước, chắc chắn sẽ mang nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Ngoài ra, có thể bị ô nhiễm kim loại nặng cũng như các chất thải độc hại nếu nuôi ở vùng nước ô nhiễm. Nấu sò không kỹ, các vi khuẩn có thể còn sống, gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc, dị ứng.
- Chưa kể, do sống trong môi trường nước ô nhiễm thì một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải có trong nước.
- Trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh, song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.
Ai không nên ăn sò huyết?
- Sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá. Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.
- Một trong các biểu hiện thường gặp nhất khi bị dị ứng sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như. Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt. Bị phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, ngứa mắt mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy…
- Mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh. Do đó, không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.
Món cháo sò huyết nóng hổi vừa thổi vừa ăn sẽ khiến gia đình bạn phải trầm trồ cho mà xem. Chúc các bạn thành công và ngon miệng. Đừng quên ghé Medplus thường xuyên để bỏ túi thêm nhiều tips nấu ăn hay ho nhé!
Nguồn: Tổng hợp
Bí quyết nấu cháo sò huyết nóng hổi thơm ngon cho ngày lạnh
Ingredients
- Sò huyết : 0,6kg-1kg
- Gạo tẻ : 1 nắm
- Gạo nếp: 1 nắm
- Xương ống heo: 300g
- Hành, ngò, rau thơm, ớt, gừng, tỏi,tiêu, chanh
- Các gia vị cơ bản
Instructions
Sơ chế nguyên liệu
- Sò huyết khi mua về phải ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng để sò nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch.
- Xương heo rửa sạch.
- Hành, ngò , ớt rửa sạch thái nhỏ.
Cách thực hiện
- Luộc sò với nước khoảng 5phút, sò vừa há miệng thì tắt bếp không nên đun lâu sẽ mất hết chất dinh dưỡng của sò. Vớt ra chọn lấy phần ruột, phi thơm tỏi cho sò huyết vào đảo đều nêm thêm nước mắm, đảo đều cho ngấm gia vị và tắt bếp.
- Xương heo ninh nhừ lấy nước, trong quá trình ninh bỏ thêm gừng vào cho thơm nước.
- Muốn cháo sò huyết ngon thì cần chế biến gạo cầu kì chút, gạo đem vo sạch để ráo, bắc chảo lên bếp cho dầu ăn vào phi thơm hành tỏi , đổ gạo vào rang cho đến khi gạo vàng thì tắt bếp. Đổ phần gạo đã rang vào nước xương ninh, đợi cháo sôi thì nêm gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa đê cháo có được độ sánh và nhừ cần thiết.
