Bị ra máu khi mang thai có nguy hiểm không?
Hiện tượng bị ra máu khi mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ. Đặc biệt nhất là giai đoạn đầu. Bởi vì chảy máu khi mang thai thông báo một số vấn đề nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Cho nên, mẹ cần quan sát cẩn thận để biết mình có bị chảy máu nhiều không? Máu màu gì? Có kèm triệu chứng nào không? Và sau đó hãy đến ngay bác sĩ để biết được tình trạng sức khỏe thai kỳ như thế nào.
Bị ra máu khi mang thai là dấu hiệu biến chứng thai kỳ nào?
Thai lưu
Trường hợp thai phát triển không bình thường sẽ gây tình trạng thai lưu. 1/3 các trường hợp là do thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể. Các nguyên nhân khác gây thai lưu là chấn động cơ học, nhiễm trùng… Cơ thể thai phụ sẽ đào thải bào thai bắt đầu với dấu hiệu xuất huyết âm đạo. Tình trạng này xuất hiện trong giai đoạn đầu và rất khó để giữ lại thai nhi.
Sẩy thai và thai ngoài tử cung
Hiện tượng chảy máu trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ có thể là dấu hiệu sảy thai. Chảy máu, đặc biệt nếu theo sau đó là đau bụng hay chuột rút, có thể là dấu hiệu thông báo sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
Việc mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Bạn nên đến ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp phải tình trạng bị ra máu khi mang thai cùng với đau bụng hoặc chuột rút.
Nhiễm trùng âm đạo
Đôi khi nhiễm trùng có thể dẫn đến chảy máu trong thai kỳ. Việc xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng là rất quan trọng để chữa trị kịp thời. Nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn, bà bầu có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Thai phụ có thể cần được nhập viện tùy vào mức độ của hiện tượng chảy máu
Nhau tiền đạo
Bình thường, bánh nhau bám vào mặt trước, sau và đáy tử cung. Nếu vì lý do nào đó như: tử cung có sẹo mổ cũ, bị dị dạng, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt… Bánh nhau sẽ bám thấp xuống vòng eo tử cung, che một phần hay toàn bộ lỗ trong tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Đặc biệt là gây chảy máu khi có sự bong tách giữa bánh nhau và tử cung.
Vở tử cung
Trong một vài trường hợp hiếm hoi, một vết sẹo từ lần sinh mổ trước có thể rách ra trong quá trình mang thai lần sau. Vỡ tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần phải mổ cấp cứu ngay. Các triệu chứng khác của vỡ tử cung là đau và yếu ở bụng dưới.
Sinh non
Hiện tượng ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu của chuyển dạ và nếu xuất hiện trước tuần 37 có khả năng là dấu hiệu của sinh non. Lượng máu trong thời kỳ này thường loãng và có chất nhầy. Nguyên nhân do màng ối đã vỡ và có lẫn chút máu. Trong những trường hợp sinh quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé sau này.
Băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu quá nhiều sau khi chuyển dạ ở các mẹ bầu. Đây là tình trạng có nguy cơ tử vong cao nhất khi sinh. Băng huyết sau sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nhẹ khác nhau như choáng do giảm thể tích tuần, hoàn, đưa đến suy thận, suy đa cơ quan và tử vong.
Đây cũng là yếu tố thuận lợi của nhiễm trùng hậu sản. Ngoài ra, không kịp cầm máu hay phát hiện trễ dẫn đến nguy cơ rất cao thai phụ tử vong do mất máu quá nhiều.
Khi nào bị ra máu khi mang thai cần đến bệnh viện gấp?
Gần 30% bà bầu ra máu khi mang thai và không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Điều quan trọng phải báo ngay với bác sĩ để có cách giải quyết hợp lý. Nhưng một số trường hợp sau, mẹ cần đến bệnh viện gấp:
- Đau quặn ở bụng dưới.
- Chảy máu nhiều dù đau hay không.
- Âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông.
- Choáng hoặc ngất.
- Sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh.
Lưu ý cho mẹ
Đến khám thai đúng thời gian.
Bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra, bổ sung sắt và các vitamin khác không được quên trong giai đoạn mang thai.
Nếu có dấu hiệu ra máu bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Không nên ăn một số thức ăn kiêng cữ trong giai đoạn đầu.
Xem bài viết liên quan: Kiến thức thai kỳ
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức mỗi ngày nhé!