Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng khá phổ biến, gặp nhiều ở trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Đổ mồ hôi trộm khi ngủ sẽ không có gì đáng lo ngại nếu nó không kéo theo hàng loạt những hệ lụy về sức khỏe mà trẻ có thể gặp phải.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ
Giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng đặc biệt trong 3 năm đầu đời của trẻ. Lúc ngủ là
- Thời gian trẻ tổng hợp thông tin.
- Liên kết và hình thành tư duy kiến thức cho mình.
- Đây cũng là thời gian để các dây thần kinh kết nối với nhau, thúc đẩy não bộ phát triển.
Nếu trẻ thường xuyên khóc quấy ban đêm, giấc ngủ không ngon sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Làm giảm khả năng nhận thức và tư duy của trẻ sau này.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ gây suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn
Khi mồ hôi trộm tiết ra quá nhiều sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái mất nước và rối loạn điện giải. Tình trạng này khiến trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém và kém hấp thu.
Lâu dần, những trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ thường có dấu hiệu
- Còi cọc.
- Chậm lớn hơn hẳn những trẻ bình thường.
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm dễ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa
Hoạt động của hệ tiêu hóa chịu sự chi phối và kiểm soát của hệ thần kinh thực vật. Khi thiếu hụt vi chất do tiết mồ hôi quá nhiều và bổ sung không đầy đủ
- Hoạt động của hệ thần kinh sẽ bị rối loạn.
- Kích thích hoặc ức chế nhu động ruột khiến trẻ dễ bị táo bón, rối loạn tiêu hóa.
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm thường mắc các bệnh về đường hô hấp
Mồ hôi trộm kéo dài có thể khiến trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,… Các vấn đề về hô hấp được coi là biến chứng cấp tính nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Tại các vị trí đầu, cổ, lưng khi tiếp xúc với mồ hôi quá nhiều vào ban đêm có thể dẫn đến bị lạnh và biến chứng thành viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng….
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ gây chậm phát triển trí não và sinh lực
Trẻ ra mồ hôi trộm khi ngủ thường gặp các vấn đề về giấc ngủ và hấp thu. Điều này khiến cơ thể bé không tiết đủ hormone tăng trưởng thời thiếu hụt dinh dưỡng cho não bộ và cơ thể phát triển dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí não và sinh lực
Dễ bị mụn nhọt, viêm nhiễm, rôm sẩy do bí bách lỗ chân lông
Trong thành phần của mồ hôi ngoài nước còn có muối và các bã thải của cơ thể. Khi lượng mồ hôi tập trung nhiều ở những vùng da mỏng và nhạy cảm như lưng, đầu, cổ sẽ gây bít tắc lỗ chân lông ở các vùng này.
Sự đào thải cặn bã qua lỗ chân lông không tốt khiến trẻ dễ mắc các bệnh ngoài da như rôm sẩy, viêm nhiễm…
Xem thêm bài viết: 7 Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ mẹ cần biết
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!