Mang thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Các vị trí thai ngoài tử cung có thể làm tổ bao gồm:
Thai nằm ở vòi tử cung. Đây là trường hợp thai ngoài tử cung hay gặp nhất (chiếm 95%)
Thai nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.
Thai ngoài tử cung không được buồng tử cung bảo vệ. Túi thai vỡ sẽ khiến chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng sản phụ.
Biến chứng mang thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào?
Xuất huyết do vỡ thai ngoài tử cung
Khoảng 90% các trường hợp thai ngoài tử cung nằm ở vòi trứng. Tại đây, các lớp cơ của vòi trứng vô cùng mỏng và lỏng lẻo. Chính vì vậy, triệu chứng thường gặp của thai ngoài tử cung là rong huyết. Máu chảy ra khỏi âm đạo trong nhiều ngày sau khi đã xác định trễ kinh và có thai. Máu có màu đen và lượng ít. Tuy nhiên, do chảy máu kéo dài liên tục dễ dẫn đến thiếu máu mạn, mệt mỏi, kém tập trung làm việc.
Đồng thời, một thai ngoài tử cung luôn có khả năng vỡ bất cứ lúc nào. Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, máu ồ ạt vào trong ổ bụng, bệnh nhân biểu hiện đau bụng đột ngột dữ dội, có thể bị ngất xỉu và nhiều nguy cơ bị sốc mất máu. Da xanh, niêm nhạt, mạch nhanh, nhẹ và huyết áp khó bắt. Nếu không đưa đến cấp cứu bệnh viện kịp thời, tình trạng xuất huyết không được bù máu, bù dịch hay duy trì thể tích tuần hoàn hiệu quả, người bệnh dễ trụy mạch và tử vong do vỡ thai ngoài tử cung.
Vô sinh sau khi mang thai ngoài tử cung
Tỷ lệ bị vô sinh sau mang thai ngoài tử cung khá cao, có thể lên đến 50% sau mổ thai ngoài tử cung.
Nếu thai ngoài tử cung nằm trong ống dẫn trứng thì người bệnh cần phải nhanh chóng được xử trí bằng cách phẫu thuật cắt bỏ ống dẫn trứng một bên tại sát góc tử cung.
Ngay cả khi thai tại ống dẫn trứng phát hiện sớm tại thời điểm còn chưa vỡ, việc điều trị bảo tồn cũng không đảm bảo trọn vẹn được khả năng sinh sản say này. Phẫu thuật nội soi rạch xẻ ống dẫn trứng lấy túi thai cũng gây sẹo trong lòng ống dẫn trứng. Hệ quả là trong các chu kỳ kế tiếp, hoặc trứng rụng không di chuyển thuận lợi được ra ngoài buồng tử cung để thụ thai, hoặc phôi đã thụ tinh làm tổ lặp lại tại ống dẫn trứng.
Đối tượng có nguy cơ bị biến chứng mang thai ngoài tử cung
Các yếu tố thường làm mẹ bầu có nguy cơ mang thai ngoài vòng tử cung:
Đặt vòng tránh thai;
Từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu;
Mắc bệnh viêm vòi tử cung hoặc viêm khung chậu;
Mắc phải các vấn đề bẩm sinh về ống dẫn trứng;
Sẹo do lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu;
Từng bị mang thai ngoài tử cung;
Từng phẫu thuật thắt ống dẫn trứng thất bại (phẫu thuật triệt sản).
Hút thuốc trước khi mang thai; Mẹ của sản phụ từng dùng diethylstilbestrol trong khi mang thai.
Hậu quả của biến chứng mang thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi vỡ máu ồ ạt vào trong ổ bụng. Người bệnh có thể bị ngất xỉu và tử vong khi chưa kịp đến bệnh viện. Hoặc nếu sống được thì sẽ bị ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai sản khoa về sau.
Mang thai ngoài tử cung lưu ý để tránh nguy cơ
Có nhiều cách để mẹ bầu phòng tránh nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Trước tiên là hình thành những thói quen lành mạnh trong đời sống tình dục, hạn chế việc phá thai và sử dụng thuốc tránh thai với liều lượng cho phép.
Giữ vùng kín luôn sạch sẽ, nhất là vào thời gian kinh nguyệt sau sinh vùng kín mẹ sẽ luôn ẩm ướt và dễ phát sinh vi khuẩn. Trong trường hợp viêm nhiễm phụ khoa thì bạn cần đến các cơ sở chuyên môn để được điều trị kịp thời. Bệnh về đường sinh dục rất dễ dẫn đến nguy cơ viêm dính tắc vòi trứng là nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung.
Nhận biết sớm các biểu hiện và nguyên nhân gây ra mang thai ngoài tử cung sẽ giúp chị em yên tâm thực hiện thiên chức làm mẹ của mình. Nhưng trên hết, việc duy trì chế độ sinh hoạt tình dục lành mạnh và chăm sóc sức khỏe cần được quan tâm hơn cả để đảm bảo sức khỏe sinh sản của người mẹ và thai nhi
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm bài viết: Biến chứng thai kì- Hở eo tử cung
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!