Sẩy thai là gì?
Biến chứng sẩy thai không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân gây ra thường liên quan đến bất thường trong nhiễm sắc thể. Xuất huyết âm đạo và đau bụng dữ dội là hai dấu hiệu sảy thai phổ biến nhất.
Sẩy thai sớm, hay sẩy thai tự nhiên, là khi mẹ bầu bị mất thai trong 13 tuần đầu của thai kỳ. Sảy thai sớm khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Tỷ lệ xảy ra rơi vào khoảng 10% các trường hợp mang thai đã được biết đến.
Biến chứng sẩy thai nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng nguy hiểm của sảy thai có thể dẫn tới vô sinh và một số biến chứng khác như là:
Băng huyết, chảy máu
Hiện tượng này thường rất dễ gặp sau sẩy thai, bộ phận sinh dục nữ sẽ chảy máu nhiều và dữ dội. Nếu không được cấp cứu kịp thời, cơ thể sẽ mất máu, dẫn tới mệt mỏi, suy nhược cơ thể, thậm chí tử vong.
Sót nhau, sót thai
Nếu thấy rong huyết, máu ra lâu ngày thì rất có thể đã bị sót thai, khi nhau thai không được đưa ra ngoài hết. Nếu để lâu, sẽ gây mất máu, viêm nhiễm, cơ thể khó phục hồi, gây tắc vòi trứng
Vô sinh
Sau sẩy thai nếu mẹ không chăm sóc cơ thể một cách hợp lý và đúng theo sự hướng dẫn của bác sỹ thì các biến chứng ở trên rất dễ sảy ra. Đây là nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm phần phụ, dính buồng tử cung, tắc ống dẫn trứng..từ đó cản trở quá trình tinh trùng kết hợp với trứng để hình thành nên thai nhi, hay nói chính xác mẹ đã bị vô sinh.
Đối tượng có nguy cơ bị biến chứng sẩy thai
Việc sẩy thai ở thai phụ có rất nhiều yếu tố, đối tượng như sau:
Tuổi của thai phụ
Mang thai khi đã cao tuổi khiến bạn có nguy cơ bị sẩy thai cao hơn. Theo Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, nguy cơ sẩy thai ở từng độ tuổi là:
Phụ nữ dưới 35 tuổi có khả năng sẩy thai khoảng 15%;
Phụ nữ từ 35-45 tuổi có khả năng sẩy thai 20 – 35%;
Phụ nữ trên 45 tuổi có thể có đến 50% khả năng sẩy thai.
Hút thuốc và uống rựu
Phụ nữ từng hút thuốc hoặc đang hút thuốc và uống rượu trong khi mang thai có nguy cơ bị sẩy thai cao. Những cặp vợ chồng tiêu thụ một lượng rượu lớn xung quanh thời điểm thụ thai có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai trong suốt thai kỳ.
Từng bị sẩy thai
Những phụ nữ từng sẩy thai, nhất là bị sẩy thai từ 2 lần trở lên có nguy cơ sẩy thai cao hơn so với những phụ nữ chưa bao giờ gặp vấn đề này.
Thiếu hụt các vitamin thiết yếu cho thai kỳ
Nghiên cứu cho thấy việc mẹ bầu thiếu vitamin D và vitamin B trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, bạn nên có chế độ ăn đa dạng để cơ thể có được các vitamin thiết yếu. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ để được bổ sung các vitamin cần thiết trước khi mang thai và trong khi mang thai.
Hậu quả của biến chứng sẩy thai
Sẩy thai là một biến chứng để lại hậu quả cực kì nghiêm trọng. Khiến các mẹ bầu bị tổn thương nhiều về tử cung, và có khả năng bị vô sinh.
Nhiễm trùng: sau khi sảy thai, bộ phận sinh dục không được như bình thường, âm đạo vẫn mở, môi trường ẩm ướt nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm âm đạo, viêm tử cung…ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sinh sản sau này.
Những lưu ý để tránh nguy cơ sẩy thai
Tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, chất thải, chất độc hại trong môi trường.
Duy trì cân nặng vừa phải trước và trong khi mang thai.
Bổ sung các vitamin cần thiết khi mang thai để đảm bảo rằng bạn và thai nhi đang phát triển có đủ chất dinh dưỡng.
Xây dựng chế độ ăn cân bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả.
Tránh dùng một số loại như misoprostol, retinoids, methotrexate và thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Nguồn: Tổng hợp
xem thêm bài viết: Biến chứng thai kỳ-Mang thai ngoài tử cung
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!