Suy thai là gì?
Biến chứng suy thai là hiện tượng thai nhi bị thiếu oxy trong quá trình mang thai hoặc trong lúc chuyển dạ. Tuần hoàn tử cung – rau – thai vốn là nơi thực hiện nhiệm vụ cung cấp oxy cho thai.
Tuy nhiên, nếu vì một nguyên nhân rối loạn nào đó ảnh hưởng đến tuần hoàn tử cung – rau thai, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến hồ huyết, hoặc từ gai rau đến thai, làm cho tiến trình trao đổi oxy giữa mẹ và bé bị gián đoạn. Mức độ thiếu oxy nhiều hay ít, trường diễn hay cấp tính, sẽ ảnh hưởng đến mức độ thai suy và dẫn đến tử vong.
Biến chứng suy thai nguy hiểm như thế nào?
Suy thai được chia làm hai loại, tương ứng với hai khoảng thời gian: khi thai nghén và đặc biệt là khi chuyển dạ.
Suy thai trong thai kỳ: Thường là dạng suy thai mãn tính, trường diễn, xảy ra từ từ và không biểu hiện thành dấu hiệu rõ rệt, có thể chuyển thành suy thai cấp tính trong khi chuyển dạ.
Suy thai trong thai kỳ: Thường là dạng suy thai mãn tính, trường diễn, xảy ra từ từ và không biểu hiện thành dấu hiệu rõ rệt, có thể chuyển thành suy thai cấp tính trong khi chuyển dạ.
Đối tượng có nguy cơ bị biến chứng suy thai
Những trường hợp dẫn tới suy thai gồm có
- Thai phụ bị chấn thương chảy máu, động thai
- Thai phụ mắc các bệnh lý: đái tháo đường, suy tim, nhiễm khuẩn, nhiễm virus,…
- Sản phụ sinh non tháng hoặc già tháng
- Sản phụ dùng các thuốc gây mê, giảm đau hoặc thuốc tăng co trong chuyển dạ
Hậu quả của biến chứng suy thai
Sự thiếu oxy trong suy thai khiến quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thai nhi đều bị ảnh hưởng. Làm cho lượng glucose bị giảm đi. Thai nhi phải sử dụng nguồn glucose dự trữ có trong gan, cơ tim, thận. Nếu lượng dữ trự này đủ thì thai có thể phát triển tới cuối thai kỳ. Còn trong trường hợp lượng dự trữ glucose quá ít, thai nhi có thể bị chết lưu.
Bên cạnh đó, thiếu oxy khiến hoạt động của tim bất thường, nhịp tim lúc nhanh, lúc chậm. Lưu lượng máu tới phổi, gan, ruột, thận, da cũng giảm, kéo theo chức năng của các cơ quan này bị suy giảm.
Nếu sơ cứu muộn có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ. Nguy cơ bị động kinh, đần độn, chậm phát triển, kém thông minh.
Lưu ý để tránh nguy cơ bị suy thai
Để đề phòng suy thai cấp mẹ cần chú ý:
- Chữa khỏi bệnh mạn tính trước khi có thai
- Tránh các ưu tư, phiền muộn khi mang thai
- Có chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung protein, vitamin và vi lượng đầy đủ, tránh không bị tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ
- Tránh khói thuốc lá, rượu bia và không tự ý sử dụng thuốc
- Khám thai đầy đủ định kỳ theo lịch hẹn
- Cần đến khám bác sĩ ngay khi thai có biểu hiện bất thường như cử động ít, không cử động hoặc mẹ có cơn co tử cung, ra máu âm đạo
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm bài viết: Biến chứng thai kỳ- Thai chết lưu
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!