Biến chứng thiếu máu là gì ?
Thiếu máu là do thiếu sắt trong chế độ ăn uống, bổ sung các chất chưa đủ. Đa số phụ nữ có thai thiếu máu khi hàm lượng Hemoglobin(Hb) trong máu thấp <11g/dl. Đây là tình trạng cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết để tạo Hemoglobin – một protein quan trọng của hồng cầu.
Thiếu máu thai kỳ không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ, còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho bé sau này. Chính vì vậy việc duy trì lượng sắt trong quá trình mang thai rất quan trọng.
Trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ dễ nầm lẫn giữa thiếu máu và mệt mỏi khi mang thai. Vì vậy, khi bắt đầu biết mình có thai bạn sẽ được kiểm tra hồng cầu, lượng Hemoglobin để bổ sung thêm sắt.
Thường sẽ dễ nhận thấy khi rụng tóc, móng tay móng chân, niêm mạc miệng môi mắt nhợt nhạt.
Dấu hiệu nhẹ là sẽ cảm thấy hơi mệt mỏi. Nặng sẽ cảm thấy như ngạt thở, khó thở, thở nặng, chóng mặt, cáu kỉnh, khó tập trung. Tim đập như chạy đua nước rút. Ngoài ra sắc mặt trắng xanh, phù nhẹ, mất sức, đầu váng tai ù, ăn kém, bụng đầy, rối loạn đại tiện.
Thiếu máu nguy hiểm như thế nào ?
Nguy hiểm đến tín mạng
Vì việc sinh con cần nhiều sức bền và sức mạnh thể chất . Những phụ nữ có sức khỏe tốt sẽ sinh con dễ dàng hơn, ít gặp các biến chứng trong quá trình sinh nở so với thai phụ thiếu máu. Nếu trầm trọng sẽ bị suy tim trong lúc sinh, một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu.
Ngoài ra, không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn tác động đến những giai đoạn đầu mang thai, phổ biến là dễ sảy thai, dọa sẩy thai, thai nhi thiếu chất,…
Nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé
Thiếu máu trong giai đoạn mang thai còn gây nên tình trạng thiếu ô-xi ở một số cơ quan như tim, não,… Gây những hậu quả nặng nề cho cả mẹ lẫn bé.
Không chỉ vậy mà còn nhiều mối nguy hiểm khi mẹ bầu bị thiếu sắt: nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, vỡ ối sớm,…
Khả năng miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng(dễ bị suy giảm hệ miễn dịch qua trung gian tế bào). Nhưng có thể phục hồi nếu phát hiện, điều trị sớm.
Đối tượng có nguy cơ bị biến chứng thiếu máu
Mẹ bầu
Phụ nữ thường cần đủ chất sắt để không bị tình trạng thiếu máu trong mỗi tháng. Khi bắt đầu mang thai thì lượng máu cần có trong cơ thể phải gấp rưỡi lượng máu bình thường.
Nếu thiếu máu trong giai đoạn này, mẹ bầu dễ bị mệt mỏi, nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn. Ảnh hưởng đến quá trình sinh nở và tín mạng của mẹ bầu.
Thai nhi
Vì mẹ bầu sẽ lấy lượng dinh dưỡng cũng như lượng máu để nuôi thai nhi trong suốt thai kỳ. Cho nên, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp nếu mẹ thiếu máu. Ngoài ra còn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ trước và sau khi sinh như sinh non, bé suy giáp bẩm sinh.
Hậu quả của thiếu máu
Hậu quả với mẹ
Nếu thiếu máu nặng, có thể giảm lượng nước ối xung quanh em bé. Cũng có nguy cơ sảy thai cao hơn.
Nếu một phụ nữ bị thiếu máu trong suốt thai kỳ và mất nhiều máu trong quá trình sinh con. Mẹ bầu có thể cần phải có truyền máu xung quanh thời điểm sinh, nếu không nguy cơ về tính mạng là khó tránh khỏi.
Một trong số những hậu quả thiếu máu ở mẹ đó là dễ bị băng huyết sau khi sinh, nhiễm trùng hậu sản, tiền sản giật. Dễ ngất xỉu khi không đủ sức và khả năng thở khi đang sinh em bé, dễ làm bé bị ngộp hoặc tím tái khi sinh ra.
Hậu quả với bé
Em bé được sanh quá sớm hoặc có trọng lượng sơ sinh thấp, thiếu các chất dinh dưỡng.
Em bé sinh ra từ các bà mẹ thiếu máu cũng có nguy cơ bị thiếu máu rất cao, nhẹ cân, sinh non, suy thai, nhiều nguy cơ hơn các bệnh sơ sinh khác hơn so với trẻ bình thường.
Thai nhi sẽ chậm phát triển trí não trong bụng mẹ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé sau này.
Thiếu sắt có thể gây ra cho trẻ các khuyết tật lâu dài về tinh thần và khả năng giao tiếp. Hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ, chậm phát triển tâm thần.
Dễ mắc bệnh tim mạch cao hơn với những trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.
Lưu ý để tránh nguy cơ thiếu máu
Trong quá trình mang bầu, ngoài các chất dinh dưỡng khác thì sắt là chất không được thiếu. Nên đi kiểm tra hồng cầu và hàm lượng Hemoglobin trong máu khi khám thai.
Bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước hoặc viên đa vi chất. Ăn các loại thực phẩm có chứa màu đỏ như thịt bò, cá, gan, lòng đỏ trứng, rau xanh. Không nên nấu quá chín, quá nhừ thức ăn có hàm lượng sắt cao vì sẽ làm lượng sắt tiêu hao rất nhiều.
Mẹ bầu nên uống viên sắt khi đói, trước khi ăn sáng bằng nước lọc hoặc nước cam. Vitamin C giúp sắt được hấp thụ tốt hơn trong cơ thể. Không uống sắt sau bữa ăn tối và trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không uống viên sắt cùng nước trà, sữa hay cà phê.
Cần tránh dùng sắt chung với canxi, thuốc chống loét dạ dày(nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ).
Xem thêm bài viết: Kiến thức thai kỳ
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!