Vỡ ối sớm là gì?
Túi ối là môi trường nuôi dưỡng và bảo vệ, giúp thai nhi hấp thụ các chất dinh dưỡng trong bụng mẹ. Thông thường, túi ối chỉ vỡ khi mẹ bầu bắt đầu chuyển dạ hoặc sau tuần 37 trở đi. Vỡ ối sớm là biến chứng của thai kỳ. Khi gặp tình trạng này, túi ối sẽ vỡ trước tuần 37 của thai kỳ. Một khi túi ối đã vỡ ra, mẹ bầu có nguy cơ sinh non và nhiễm trùng cao hơn. Túi ối vỡ càng sớm, sẽ làm tăng mức độ thai nhi gặp nguy hiểm hơn.

Dấu hiệu khi vỡ ối của mỗi mẹ bầu trong quá trình mang thai là khác nhau, nhưng có thể kể đến:
- Hiện tượng rỉ nước từ âm đạo.
- Rỉ nước kèm theo xuất huyết.
- Nước ối chảy ra có màu hoặc mùi bất thường.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra, chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vỡ ối sớm nguy hiểm như thế nào?
Vì túi ối là nơi bảo vệ thai nhi cho nên tình trạng này ở từng giai đoạn, thời điểm khác nhau sẽ gây những biến chứng và ảnh hưởng khác nhau cho cả mẹ lẫn bé. Nếu hiện tượng này xảy ra và kéo dài sẽ dẫn đến các nguy hiểm:
Gây nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn ối, suy hô hấp sơ sinh, nhiễm khuẩn sơ sinh.
Mắc các vấn đề với dây rốn.
Rau bong non, có thể dẫn đến hiện tượng thai nhi chết trong tử cung.
Ngoài ra, hiện tượng vỡ ối sớm cũng khiến cho cổ tử cung giãn nở không đều, khiến quá trình sinh nở kéo dài và khó khăn hơn.

Đối tượng có nguy cơ bị vỡ ối sớm
Mẹ bầu
Vỡ nối non thường là do nhiễm trùng trong tử cung kèm theo một số yếu tố liên quan khác như:
- Không được chăm sóc đầy đủ và đúng cách trước sinh.
- Viêm, nhiễm trùng đường âm đạo, chẳng hạn như nhiễm nấm chlamydia và bệnh lậu, hở eo tử cung, khoang chậu hẹp.
- Dị hình hoặc ngôi thai không thuận. Bọc nước ối do bị chịu sức ép nên dễ dẫn đến tình trạng màng thai bị rách sớm.
- Thai phụ có tiền căn sinh non, nhau tiền đạo.
- Thai phụ lớn tuổi mang thai lần đầu.
- Thai phụ hoạt động mạnh làm bị thương bên ngoài phần bụng.
- Hút thuốc lá trong thời gian mang thai.
Thai nhi
Nước ối quá nhiều, đa thai khiến cho sức ép trong khoang tử cung tăng lên, đè lên cổ tử cung khiến cho màng thai bị rách sớm
Hậu quả của vỡ ối sớm
Sinh mổ.
Sinh non khi vỡ ối sớm gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe, trí não của bé sau sinh.
Biến chứng nguy hiểm nhất của việc nước ối vỡ sớm là cuống rốn bị rụng, điều này đồng nghĩa với việc thai nhi không còn được cung cấp oxy và dưỡng chất để tiếp tục duy trì sự sống. Vì thế, khả năng bé có thể tử vong là rất cao.
Người mẹ bị vỡ ối sớm cũng sẽ gặp phải những vấn đề như viêm phúc mạc(màng bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng, hố chậu), nhiễm trùng máu…
Lưu ý để tránh tình trạng vỡ ối sớm
Khám thai định kỳ và thường xuyên trong giai đoạn thai kỳ nhất là 3 tháng cuối.
Chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe và vấn đề phụ khoa để tránh viêm, nhiễm trùng âm đạo.
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đủ các chất cần thiết khi mang bầu như: sắt, can-xi, vitamin C,…

Kiêng cữ quan hệ trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Tránh va chạm mạnh vào bụng của thai phụ.
Mẹ bầu nên tránh các hoạt động mạnh, khinh vác nặng, như vậy sẽ ảnh hưởng đến tình trạng thai kỳ.
Nếu ngôi thai chưa thuận, mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn giúp thai bình chỉnh. Nếu gần đến lúc sinh mà ngôi thai vẫn không thể bình chỉnh được, thì mẹ bầu nên cẩn trọng.
Xem tiếp bài viết: Kiến thức thai kỳ
Nguồn: Tổng Hợp
Đừng quên ghé Medplus.vn mỗi ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!