Rụng tóc là gì?
Rụng tóc là một rối loạn xảy ra khi số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc. Trong một số trường hợp, tóc không tiếp tục phát triển, dẫn đến hói hoặc mảng hói. Trung bình mỗi ngày, bạn sẽ mất từ 25 đến 100 sợi tóc. Nếu mắc bệnh về tóc này, mỗi ngày số tóc rụng có thể lớn hơn 100. Rụng tóc, hói đầu là một vấn đề rắc rối, ảnh hưởng trực tiếp tới diện mạo và lòng tự trọng của nhiều người. Nếu bạn đang cố cải thiện mái tóc của mình, đừng bỏ lỡ cách trị rụng tóc tại nhà trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây rụng tóc
Rụng tóc thường liên quan đến một hoặc nhiều nguyên nhân sau đây:
- Tiền sử gia đình (di truyền): Nguyên nhân phổ biến nhất của rụng tóc nam là di truyền, gây ra hói đầu. Đôi khi nguyên nhân này cũng gặp ở một số trường hợp rụng tóc nữ. Tình trạng này thường xảy ra song song với lão hóa và gần như có thể dự đoán được hình thái của tóc qua thời gian (xuất hiện các đốm hói đối với rụng tóc nam và tóc mỏng dần đối với rụng tóc nữ);
- Hormone: thay đổi và sự mất cân bằng nội tiết tố có thể gây rụng tóc tạm thời. Điều này bao gồm những thay đổi nội tiết tố do mang thai, sinh con hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh. Tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone, gây ra bệnh về tóc;
- Thuốc và chất bổ sung: Rụng tóc có thể gây ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc trị ung thư, viêm khớp, trầm cảm, thuốc dùng trong bệnh tim, huyết áp cao và thuốc trị gout;
- Các bệnh da: nhiễm trùng da đầu hoặc các bệnh về da như bệnh lupus, liken phẳng;
- Căng thẳng: Nhiều người gặp tình trạng tóc rụng nhiều sau khi nhận một cú sốc về thể chất hoặc tinh thần. Loại này chỉ xuất hiện tạm thời.
Dấu hiệu và triệu chứng của rụng tóc
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, bệnh có thể có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Nó có thể ảnh hưởng đến da đầu hoặc thậm chí toàn bộ cơ thể.
Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng :
- Rụng tóc hơn 100 sợi một ngày;
- Đôi khi có thể có một vùng nóng rát hoặc ngứa;
- Một mảng da mất hết tóc, thường mịn, hình tròn và màu đào;
- Rụng tóc từng vùng: các mảng tóc rụng hình tròn.
Các đối tượng dễ bị rụng tóc
Rụng tóc có thể chỉ ảnh hưởng đến phần da đầu hoặc toàn bộ cơ thể (rụng lông). Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều thường là do di truyền, thay đổi nội tiết tố, bệnh lý hoặc tác dụng không mong muốn của thuốc. Bất cứ ai cũng có thể bị rụng tóc. Tuy nhiên rụng tóc nam thường hay gặp hơn so với rụng tóc nữ.
Những đối tượng sau đây thường có nguy cơ cao bị rụng tóc, bao gồm:
- Trong gia đình có người bị hói đầu, có thể là họ hàng bên bố hoặc mẹ;
- Tuổi tác cao;
- Giảm cân nhanh;
- Mắc một số bệnh lý nhất định, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và lupus da;
- Gặp nhiều căng thẳng.
Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán rụng tóc
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách xem bệnh sử gia đình của bạn và một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh có thể gây ra hiện tượng nà, chẳng hạn như các vấn đề về tuyến giáp;
- Sinh thiết da đầu: bác sĩ sẽ lấy một mảng nhỏ của da đầu để kiểm tra.
Cách chữa rụng tóc tại nhà đơn giản
Quả bồ kết trị rụng tóc
Bồ kết là loại thảo dược tự nhiên từ xa xưa đã được các mẹ, các chị tin tưởng dùng trong chăm sóc tóc, ngăn rụng tóc hiệu và kích thích mọc tóc. Với thành phần rất giàu Saponin – loại hợp chất có công dụng kháng viêm, tẩy sạch và đặc biệt là trị nấm da đầu, bồ kết giống như loại “thượng dược” được dùng trong điều trị nấm da dầu, nấm chân tóc.
Ngoài Saponin, trong quả bồ kết còn được tìm thấy nhiều loại chất Flavonoid như: luteolin, isovitexin, vitexin, isoorientin và orientin… Việc sử dụng thường xuyên saponin và flavonoid trong bồ kết giúp nuôi dưỡng và phục hồi mái tóc bị hư tổn, xơ rối, ngăn ngừa gàu, làm giảm rụng tóc đồng thời kích thích mọc tóc và ngăn ngừa nấm da đầu.
Trị bằng cam thảo
Rễ cam thảo có tác dụng làm giảm tình trạng kích ứng và đóng vảy trên da đầu. Ngoài ra, nó còn giúp an thần, làm giãn nở lỗ chân tóc, tăng cường đưa dưỡng chất đến nuôi dưỡng các nang tóc yếu. Nhờ đó mà tình trạng rụng tóc cũng sẽ dần được cải thiện.
Cách trị tại nhà tiện lợi nhất từ cam thảo là sử dụng thảo dược này dưới dạng trà. Bạn lấy 2 thìa rễ cam thảo khô bỏ vào trong ấm rồi chế nước sôi vào. Đây nắp lại ủ khoảng 15 phút có thể uống được. Dùng 3 tách trà một ngày.
Bổ sung vitamin là mẹo tại nhà đơn giản
Ăn uống đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mái tóc. Các dưỡng chất trong thực phẩm sau khi chuyển hóa sẽ được máu đưa đến nuôi dưỡng các tế bào trong nang tóc. Qua đó thúc đẩy quá trình sản xuất tóc mới và giúp sợi tóc có khả năng bám vào da đầu tốt hơn.
Chính vì vậy mà khi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, nang tóc sẽ trở nên suy yếu và rụng tóc là hậu quả tiếp theo có thể xảy ra. Lúc này việc bạn nên làm là cứu nguy cho mái tóc bằng việc tích cực bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là sắt, kẽm, omega 3 và một số loại vitamin (C, A, B, E).
Massage da đầu giảm lượng tóc rụng
Xoa bóp da đầu hàng ngày sẽ làm tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng chân tóc, kích thích sự phát triển của tóc mới.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản, một nhóm nam giới bị rụng tóc được yêu cầu thử nghiệm liệu pháp xoa bóp da đầu mỗi ngày khoảng 4 phút với máy massage. Kết quả là sau 6 tháng, mái tóc của họ mọc dày hơn.
Bạn có thể mua các thiết bị massage có bán sẵn trên thị trường hoặc dùng các đầu ngón tay để xoa bóp da đầu mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Trị rụng tóc bằng nha đam
Bên cạnh dầu dừa, nha đam cũng là một trong những “cực phẩm” làm đẹp được các chị em yêu thích vì công dụng làm đẹp của nó. Ngoài việc làm trẻ hóa da mặt nhờ các loại vitamin A, C, B, E, các aminno acid, acid salicylic và lignin, nha đam còn giúp nuôi dưỡng mái tóc, cung cấp độ ẩm và phục hồi hư tổn, ngăn rụng tóc và đẩy nhanh vòng sinh trưởng của tóc nhờ các lượng enzyme tự nhiên: oxydaza, Lipaza, Amilaza, chất chống oxy hóa và các loại khoáng chất có lợi như: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose,…
Một số chế độ sinh hoạt phù hợp
Các lối sống và biện pháp khắc phục sau đây có thể giúp bạn đối phó với rụng tóc:
- Hãy nhẹ nhàng khi gội hoặc chải tóc của bạn;
- Tránh buộc tóc quá chặt;
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng;
- Tránh xoắn, kéo tóc;
- Hạn chế làm khô tóc bằng khăn mà hãy để tóc tự khô;
- Sử dụng một chiếc lược răng thưa để chải tóc và tránh chải tóc khi tóc còn ướt;
- Sử dụng dầu xả để làm mượt tóc, giúp tóc dễ chải hơn;
- Thông báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng sau khi sử dụng steroid. Những dấu hiệu bao gồm: đỏ, sưng, đau và cảm giác nóng tại chỗ tiêm.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Các bài viết có thể bạn quan tâm:
- BẤT NGỜ với 10 món ăn ngăn rụng tóc hiệu quả nhất 2020
- Không còn nỗi lo rụng tóc chỉ cần chăm chỉ bổ sung 7 loại phẩm này
- TOP 4+ thuốc trị rụng tóc tốt và hiệu quả được tin dùng nhất
Nguồn: Tổng hợp