Bướu tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể, nằm ở vùng trước cổ. Chức năng của tuyến giáp bao gồm điều hoà chuyển hoá năng lượng, trao đổi chất, điều hoà hoạt động của các cơ quan quan trọng trong cơ thể như hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hoá… bằng cách tiết ra hooc-mon.
Bướu tuyến giáp hay bướu cổ là tình trạng phì đại bất thường của tuyến giáp. Mặc dù bướu tuyến giáp thường không gây đau, nhưng nếu bướu lớn có thể gây ra ho và khiến bạn khó nuốt hoặc thở.
Nguyên nhân gây ra bướu tuyến giáp
Ăn thiếu chất
Thiếu i-ốt là nguyên nhân khiến các hoạt động của tuyến giáp không thể diễn ra một cách bình thường. Do đó, làm tăng khả năng gây ra các bệnh lý tuyến giáp liên quan, đặc biệt là ung thư tuyến giáp.
Mức hormone thấp
Làm cho tuyến yên tạo ra nhiều hormone hơn để kích thích tuyến giáp, điều này sẽ gây phì đại tuyến giáp.
Yếu tố di truyền
Với những người sinh ra trong gia đình có bố hoặc mẹ hay người thân đã từng mắc u tuyến giáp thì họ cũng chính là đối tượng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này với tỷ lệ cao hơn so với bình thường.
Bướu tuyến giáp nhiều nhân
Trong tình trạng này, một số khối u rắn hoặc đầy chất lỏng được gọi là các nốt sần phát triển ở cả hai bên tuyến giáp của bạn, dẫn đến sự mở rộng tổng thể của tuyến.
Yếu tố tuổi tác
Kết quả của các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở phụ nữ là cao hơn gấp 5 lần so với nam giới cùng độ tuổi. Nguyên nhân là do hormone của nữ kích thích hình thành u bướu tuyến giáp mạnh hơn so với hormone nam.
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn các nốt tuyến giáp lành tính. Sinh thiết nốt tuyến giáp là rất chính xác trong việc xác định nếu đó là ung thư.
Mang thai
Một loại hormone được tạo ra trong quá trình mang thai, HCG, có thể làm cho tuyến giáp của bạn hơi phì đại.
Ảnh hưởng của các yếu tố khác
Người mắc các bệnh béo phì, thừa cân, thường xuyên uống rượu bia, thuốc lá, thức đêm, ăn uống không đủ chất, có lối sống không lành mạnh,… cũng là một trong những yếu tố có khả năng ảnh hưởng và góp phần làm tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp.
Dấu hiệu và triệu chứng của bướu tuyến giáp
Không phải tất cả những người bị bướu tuyến giáp điều có các triệu chứng bệnh. Các triệu chứng bạn có thể gặp như:
- Sưng ở dưới cổ, có thể thấy rõ khi bạn trang điểm hoặc cạo râu;
- Cảm giác siết chặt trong cổ họng;
- Ho;
- Khàn tiếng;
- Khó nuốt;
- Khó thở.
Tuy nhiên, những triệu chứng này thường không đặc hiệu, dễ chẩn đoán nhầm.
Bướu tuyến giáp có nguy hiểm không?
Đối với bệnh bướu tuyến giáp được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao, tuy nhiên nếu ai cũng phát hiện sớm thì bệnh thì không có gì đáng nói bởi với sự phát triển âm thầm khiến cho chúng ta khó lòng nhận biết được các dấu hiệu triệu chứng ở những giai đoạn ban đầu.
Bướu tuyến giáp có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào bản chất nhìn nhận của mỗi người đặc biệt điều ảnh hưởng nhiều đến mức độ nguy hiểm của bệnh chính là thời gian mà chúng ta có thể phát hiện được bệnh. Nếu phát hiện sớm thì bệnh không nguy hiểm vì tỉ lệ điều trị khỏi bệnh là rất cao và ngược lại nếu như bệnh phát hiện muộn thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bướu tuyến giáp
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến mắc bướu tuyến giáp như:
- Thiếu iốt trong chế độ ăn uống;
- Nữ giới. Do phụ nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn nên họ cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh bướu cổ hơn;
- Tuổi tác. Bướu tuyến giáp phổ biến hơn ở người trên 40 tuổi;
- Tiền sử bệnh. Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có bệnh tự miễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn;
- Mang thai và mãn kinh. Vì những lý do không hoàn toàn rõ ràng, các vấn đề về tuyến giáp có nhiều khả năng xảy ra ở phụ nữ trong thời gian mang thai và mãn kinh;
- Một số loại thuốc. Một số phương pháp điều trị y tế, bao gồm thuốc tim amiodarone (Cordarone, Pacerone, những thuốc khác) và thuốc trị tâm thần (Lithobid, những thuốc khác) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
- Tiếp xúc với bức xạ. Nguy cơ mắc bệnh của bạn tăng lên nếu đã có điều trị bức xạ ở cổ hoặc vùng ngực hoặc bạn đã tiếp xúc với bức xạ tại một cơ sở hạt nhân, thử nghiệm hoặc tai nạn.
Những phương pháp dùng để chẩn đoán bướu tuyến giáp
Bác sĩ có thể phát hiện ra một bướu cổ chỉ đơn giản bằng cách nhìn cổ bạn và nói bạn nuốt trong lúc kiểm tra thể chất. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cảm thấy các nốt sần.
Chẩn đoán bướu cũng có thể sử dụng các phương pháp như:
- Xét nghiệm hooc-mon tuyến giáp trong máu: TSH, FT3, FT4;
- Xét nghiệm kháng thể;
- Siêu âm tuyến giáp;
- Sinh thiết;
- Đo độ tập trung iod phóng xạ;
- CT-Scan.
Phương pháp dùng để điều trị bướu tuyến giáp
- Quan sát. Nếu bướu cổ nhỏ và không gây ra vấn đề cũng như tuyến giáp hoạt động bình thường, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi tình trạng.
- Thuốc. Nếu bạn bị suy giáp, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thay thế hormone tuyến giáp bằng levothyroxine.
- Phẫu thuật. Phẫu thuật cắt bỏ tất cả hoặc một phần tuyến giáp (phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp toàn phần hoặc một phần) có thể được thực hiện nếu bạn có bướu cổ lớn, gây khó chịu, khó thở hoặc khó nuốt.
- Phóng xạ i-ốt. Trong một số trường hợp, iốt phóng xạ được sử dụng để điều trị tuyến giáp hoạt động quá mức.
- Tăng cường i-ốt trong khẩu phần ăn bằng sử dụng muối iod, ăn hải sản, rong biển, các loại trái cây, rau củ nhiều iod (cải thảo, khoai tây, rau cần, bông cải), bổ sung vitamin A.
Lưu ý bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bên cạnh đó, các bạn có thể truy cập finizz.com để được tư vấn, tìm và đặt lịch hẹn một cách nhanh và đơn giản nhất. Cũng như đọc thêm các bài viết khác tại songkhoe.medplus.vn nhé.
Các bài viết có thể bạn quan tâm:
- Bỏ túi 5 cách trị rụng tóc tại nhà đơn giản
- 5 cách trị nám da được tin dùng nhiều nhất 2020
- 8 cách điều trị dị ứng thời tiết tại nhà hiệu quả bạn nên thử
Nguồn: Tổng hợp