Bà bầu ăn cá chép khi nào để con khỏe thông minh?
Có không ít lời đồn cho rằng, ăn cá chép khi mang thai sẽ giúp sinh con trắng khỏe, hồng hào. Nhưng cũng có số khác lại cho rằng, cá chép có vị tanh nồng nên không hợp với khẩu vị bà bầu. Cá chép có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao tương đương cá hồi và các loại cá khác. Bà bầu ăn cá chép tốt nhất là vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, ngoài cá lóc, cá hồi. Cá chép cũng là loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao. Giá trị dinh dưỡng đều tương đương với các loại cá đắt tiền khác. Nên nếu đã ngán các loại cá thường ăn, mẹ hoàn toàn có thể thêm loại cá này và bữa ăn hàng ngày.
Đối với cá chép thì tốt nhất là các mẹ nên ăn vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là tốt nhất. Nhưng do ở thời điểm này, tình trạng ốm nghén khi mang thai thường rất nặng. Mẹ thường bị kỵ với hầu hết các món tanh nồng khó chịu. Để hạn chế mùi tanh từ cá gây ảnh hưởng tới vị giác khi ăn. Mẹ có thể học cách chế biến cá đúng cách để giảm bớt mùi.
Hàm lượng dinh dưỡng trong cá chép
Hàm lượng dinh dưỡng của cá chép không quá nổi bật so với các loại cá khác. Trong 100gr cá cung cấp khoảng 162 calories, có khoảng 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol và một ít các vi chất như canxi, vitamin A, vitamin C, sắt.
Bà bầu ăn cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit lutamic, glycine, chất béo, arginine. Tùy theo mùa và sự thay đổi của thời tiết mà hàm lượng protein trong thịt cá sẽ có sự khác nhau. Vào mùa hè, hàm lượng protein phong phú nhất. Vào mùa đông, hàm lượng protein và acid amin trong cá sẽ giảm. Riêng hai loại glycine, arginine đều không thay đổi.
Các món ăn từ cá chép cho mẹ bầu
Cháo cá chép đậu xanh cho mẹ bầu
Bà bầu ăn cá chép nấu cháo là món ăn đầy đủ dưỡng chất và cực kỳ an toàn cho mẹ bầu.
Nguyên liệu: 500gr phi lê cá chép, 100gr nấm rơm, 50gr cà rốt, 1/2 củ nghệ, 2 cây hành lá, ½ chén gạo, 2 thìa súp đậu xanh không vỏ, hạt nêm, nước mắm, đường, tiêu, dầu ăn.
Cách chế biến:
Các nguyên liệu sơ chế sạch. Nghệ và cà-rốt thái lát mỏng. Cá thái vừa ăn. Nấm rơm thái đôi. Gạo, đậu xanh vo sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước nấu nhừ thành cháo.
Làm nóng 1 thìa súp dầu ăn, cho nghệ, cà-rốt, cá, nấm rơm vào xào. Nêm 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường. Cho tất cả vào cháo, nấu chín. Nếm vừa ăn. Múc ra tô, rắc hành tước sợi, tiêu.
Cá chép sốt cà chua ngọt
Nguyên liệu: 1 con cá chép, 4 trái cà chua, hành lá, tỏi băm, gừng bằm, muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn
Cách thực hiện:
Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút muối, hạt nêm, nước mắm trong khoảng 20phút.
Làm nóng dầu ăn, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.
Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa. Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng.
Rắc hành lá thái nhỏ. Rưới nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi còn nóng.
Lẩu cá chép om dưa chua
Bà bầu ăn cá chép nấu lẩu sẽ giúp tăng thêm khẩu vị, lại cung cấp được nhiều dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ.
Nguyên liệu: 1 con cá chép, 300gr sườn non, 200gr dưa chua, cà chua, sả, gừng, hành khô, rau mùi tàu, hành tươi, thì là, rau sống, ớt tươi, mắm, muối, mì chính, hạt tiêu
Cách thực hiện:
Dưa chua và cà chua rửa sạch. Cà chua bổ múi cau. Sườn chặt khúc nhỏ, cho nước vào trần qua để khử mùi hôi.
Phi thơm hành khô, cho cà chua, sườn, dưa vào đảo qua, cho một ít gia vị, nước mắm cho dậy mùi, cho nước vừa đủ ăn vào nồi, vặn to lửa đun sôi. Ninh khoảng 30 phút cho ra nước ngọt từ sườn. Hạ nhỏ lửa.
Cá chép rửa sạch, khía vài đường ở hai bên mình, cho gia vị, sả, gừng băm nhỏ vào ướp khoảng 30 phút. Chiên sơ.
Cho cá vào nồi lẩu rồi đổ nồi nước ninh vào. Cắt khúc hành tươi, để làm nồi lẩu thêm bắt mắt mẹ trang trí với cà chua và ớt tỉa hoa. Món lẩu cá chép om dưa ăn kèm với bún rất ngon.
Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cá chép
Không ăn cá khi đói
Bà bầu ăn cá chép khi đói có thể làm tăng lượng purine chuyển hóa thành axit uric có thể gây ra các tổn thương ở mô. Nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để tránh nguy cơ mắc bệnh gout, thai phụ không nên ăn cá lúc đang đói.
Không nên ăn cá sống
Cá sống thường chứa các ký sinh trùng, giun sán. Nếu bà bầu ăn cá chép sống, các ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây bất lợi cho gan. Làm cho gan bị nhiễm ký sinh trùng, trường hợp nghiêm trọng thậm chí dẫn đến ung thư gan. Do vậy, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không được ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ.
Không nên ăn mật cá
Ăn mật cá rất dễ gây ngộ độc và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là mật cá chép. Trong mật cá thường có chất tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, nấu nướng kỹ, tốt nhất nên bỏ mật, lòng cá.
Ngoài ra, khi mẹ đang bị ho thì không nên ăn cá chép để tránh bị dị ứng.
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!
Xem thêm bài viết:
- Sầu riêng _ Lợi hay hại cho sức khỏe mẹ bầu?
- Thanh long _ Thực phẩm vàng dành cho mẹ bầu và thai nhi
- Dưa hấu và 9 lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu
- Rau dền _ Tuyệt phẩm thiên nhiên ban tặng cho mẹ bầu
- Quả mít và 4 tác hại với mẹ bầu nếu không dùng đúng cách
- Cà chua: Mẹ bầu 3 tháng có nên ăn?
- Thịt bò _ Thực phẩm giàu đạm cho mẹ bầu và thai nhi
- Sữa organic _ Mẹ bầu có nên uống hay không?
Nguồn: Tổng hợp