Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc. Cùng Medplus tìm hiểu các cách điều trị tật cận thị.
Cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác. Tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc. Điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa.
Cận thị khúc xạ: Xảy ra do lực khúc xạ của mắt quá lớn. (do lực khúc xạ của giác mạc hoặc thể thủy tinh quy định) trong khi chiều dài trục nhãn cầu bình thường. Loại này hay gặp trong cận thị học đường. Khi mắt phải nhìn gần với cường độ lớn và trong một thời gian dài, thể thủy tinh bị phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt. Lúc này muốn nhìn rõ, phải đưa hình ảnh của vật lại gần mắt. Những sự vật ở xa, mắt nhìn không rõ ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ cận thị.
Cận thị trục: Xảy ra do trục nhãn cầu quá dài, trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường. Trục nhãn cầu bị dài ra nguyên nhân là do cấu trúc của thành nhãn cầu bị dãn mỏng. Loại cận thị này thường có tính chất gia đình và thường xảy ra rất sớm ngay khi trẻ còn nhỏ tuổi, chưa đi học. Cận thị có thể tiến triển rất nhanh, làm thị lực giảm sút nhiều. Đồng thời làm võng mạc bị dãn mỏng dễ dẫn tới nguy cơ thoái hóa hắc võng mạc. Còn có thể rách võng mạc, thậm chí gây bong võng mạc dẫn tới mù lòa.
Cùng Medplus tìm hiểu các cách điều trị tật cận thị:
Cách 1: Đeo kính
Tật cận thị có thể chữa trị bằng cách đeo kính có gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ. Tùy thuộc vào mức độ cận thị, bạn có thể phải đeo kính có gọng. Hoặc kính áp tròng liên tục. Hoặc chỉ khi cần nhìn xa rõ, như lái xe, nhìn bảng khi học hoặc xem phim.
Chọn kính cận tốt nên có tròng kính có độ chiết suất cao và có lớp chống lóa. Ngoài ra, nên chọn lựa kính quang học tự đổi sang màu sẫm hơn khi ra nắng. Lý do để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh có hại. Cũng như tiết kiệm chi phí cho kính mát.
Khi đeo kính cân, con số đầu tiên (“sphere”) trên toa kính sẽ đứng sau dấu (-), số càng cao nghĩa là bạn cận càng nặng. Đây là cách điều trị tật cận thị phổ biến.
Cách 2: Phẫu thuật
Phẫu thuật khúc xạ có thể giúp giảm hoặc thậm chí là giúp bạn không cần đeo kính. Thủ thuật phổ biến nhất là phẫu thuật thực hiện với Laser Excimer.
– Trong phẫu thuật PRK (Photo Refractive Keratectomy): tia laser sẽ loại bỏ một lớp mô giác mạc, làm phẳng giác mạc phẳng và cho phép các tia sáng hội tụ đúng trên võng mạc.
– Trong phẫu thuật LASIK – phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến nhất – một vạt mỏng sẽ được tạo ra trên bề mặt của giác mạc, laser sẽ loại bỏ một số mô giác mạc và sau đó, vạt giác mạc được đặt lại vị trí ban đầu.
– Trong phẫu thuật Femto LASIK là phương pháp tạo vạt giác mạc không cần dao mổ mà sử dụng tia laser femtosecond. Ưu điểm của phương pháp này là vạt giác mạc được tạo ra có độ dày ổn định và đồng đều. Loại bỏ hoàn toàn biến chứng thông thường như trong phương pháp cắt vạt bằng dao thường. Hơn nữa năng lượng sử dụng trong tia laser femtosecond thấp và tăng tính an toàn trong phẫu thuật.
Xem thêm Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tật cận thị
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD