Ngày nay niềng răng không còn xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi niềng răng. Điều này không những ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị mà còn có thể gặp đến một số vấn đề về răng miệng. Chẳng hạn như sâu răng, viêm lợi…
Một trong các phương pháp chăm sóc răng miệng là chải răng đúng cách. Bạn đã biết các loại bàn chải cho người niềng răng dưới đây? Hãy cùng MedPlus tìm hiểu qua bài viết sau.
Cách chải răng cho người niềng răng
Trước khi tìm hiểu các loại bàn chải cho người niềng răng, chúng ta cần tìm hiểu về cách chải răng đúng cách. Đây là một quá trình gồm nhiều bước. Đầu tiên, trong khi ăn, bạn nên nhai kỹ thức ăn. Sau đó, có thể súc miệng lại bằng nước muối hoặc đánh răng sau khi ăn.
Nhiều người sử dụng dụng cụ mát xa nướu có đầu cao su để lấy ra những mẫu thức ăn có thể mắc kẹt trong mắc cài. Đây là một phương pháp rất tốt. Khi chải răng, bạn sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng và chải theo vòng tròn. Bàn chải cho người niềng răng phải được thiết kế để có thể di chuyển được vào các khe nhỏ trong mắc cài. Chải răng thật kỹ, từng chiếc răng một. Cuối cùng, bạn đừng quên chải lưỡi.
Các loại bàn chải cho người niềng răng
Đối với người niềng răng, bàn chải càng nhỏ lại càng làm sạch tốt hơn. Các loại bàn chải đánh răng có lông mềm và mảnh cho phép các lông chải đi vào các khe giữa các răng và vào đường viền nướu.
Thêm vào đó, nếu người niềng răng là trẻ em thì bàn chải nhỏ sẽ thuận tiện cho các bé hơn. Vì các bàn chải đánh răng điện tử nặng hơn, cồng kềnh so với bàn chải truyền thống. Do đó, cha mẹ có thể cân nhắc cho trẻ niềng răng loại bàn chải phù hợp.
Bàn chải kẽ răng cho người niềng răng
Bàn chải kẽ răng là loại bàn chải hình trụ hoặc hình nón nhỏ dùng để chải giữa các kẽ răng và mắc cài. Chúng trông giống như bàn chải ống nhỏ. Bàn chải kẽ răng có nhiều kích cỡ, hình dạng và chất lượng khác nhau.
Bàn chải kẽ răng thường dễ sử dụng và hiệu quả hơn chỉ nha khoa. Tuy nhiên, định cỡ phù hợp là điều quan trọng. Nếu bàn chải quá nhỏ so với diện tích, nó sẽ không hiệu quả. Ngược lại nếu nó quá lớn, nó sẽ không vừa hoặc sẽ làm tổn thương nướu răng.
Nhiều bác sĩ chỉnh nha khuyên bạn nên sử dụng cả 2 kích cỡ bàn chải: một cho những răng lớn và một cho những răng nhỏ ở trong. Bằng cách đó, bạn có thể giữ cho răng của mình luôn sạch sẽ.
Bàn chải điện cho người niềng răng
Làm sạch vượt trội và loại bỏ mảng bám là hai tính năng hàng đầu của bàn chải điện tử. Nhiều ý kiến cho rằng, người niềng răng có thể chải răng đều đặn và kỹ lưỡng hơn bằng bàn chải điện tử.
Có 2 loại bàn chải điện tử khác nhau: đầu xoay và đầu rung. Đầu xoay chuyển động tròn được các nha sĩ khuyên dùng. Chúng có thể làm sạch các mảnh vụn, giống như bàn chải đánh răng thủ công. Đây là những bàn chải đánh răng nha sĩ khuyên dùng cho người niềng răng.
Loại đầu rung còn được gọi là bàn chải đánh răng sonic. Chúng rung với tần số cao và đẩy các mảnh thức ăn bị mắc kẹt lại ra ngoài các khe. Các nha sĩ không khuyên dùng loại bàn chải này vì nó kém hiệu quả hơn đối với người đang niềng răng. Bàn chải điện tử có chi phí khá cao. Tuy lợi ích và hiệu quả đem lại vượt trội nhưng bạn cũng cần cân nhắc giữa chi phí và lợi ích.
Chăm sóc răng miệng khi niềng răng
Ngoài việc chải răng và lựa chọn bàn chải cho người niềng răng thì bạn cũng có thể kết hợp một số biện pháp sau để chăm sóc răng miệng.
Sử dụng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa được sử dụng để loại bỏ thức ăn và mảng bám vôi răng giữa các kẽ răng nơi mà bàn chải đánh răng không thể với tới. Việc sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa viêm nướu và tích tụ mảng bám.
Sử dụng máy tăm nước
Máy tăm nước sử dụng tia nước ở áp suất cao để làm sạch kẽ răng và nướu. Nó không chỉ loại bỏ những mảng bám trên răng mà còn loại bỏ hết những mảnh thức ăn còn xót lại ở kẽ răng và đặc biệt có chức năng massage nướu. Máy tăm nước là thiết bị được các nha khoa đánh giá cao trong việc giúp bạn chăm sóc răng miệng hiệu quả tại nhà.
Súc miệng thường xuyên
Nha sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên dùng thêm các nước súc miệng có chứa fluoride. Chúng có tác dụng bảo vệ và làm răng cứng chắc trong suốt quá trình chỉnh nha. Sau khi chải răng, bạn có thể ngậm 5 -10ml dung dịch Fluor trong 30 giây, sau đó nhả ra. Nên thực hiện trước khi đi ngủ để fluor tiếp tục tác dụng suốt cả đêm.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như nước súc miệng sát khuẩn, máng bảo vệ. Đặc biệt là khi bạn chơi thể thao để tránh bị tổn thương do các dụng cụ thể thao va chạm vào mặt ảnh hưởng đến mắc cài.
Chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với người niềng răng. Người niềng răng nên hạn chế thức ăn chứa quá nhiều đường và nước uống có ga. Vì thức ăn chứa nhiều đường sẽ rất dễ bám vào mắc cài nếu chải răng không kĩ. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng, vôi răng.
Để tránh rình trạng bong sút mắc thì người niềng răng không nên ăn thức ăn quá cứng hoặc quá nóng như lẩu, nước canh… Cũng như một số thức ăn dai, dính như đồ chiên giòn.
Tác hại khi niềng răng ở cơ sở không uy tín
Nhiều người đã gặp những biến chứng khi tiến hành niềng răng giá rẻ. Điều này sẽ không chỉ khiến bạn tốn thời gian lẫn chi phí mà còn gặp các vấn đề răng miệng. Một số tác hại nghiêm trọng là:
- Niềng răng sai kỹ thuật không giúp đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Muốn khắc phục, bạn sẽ phải thực hiện quá trình lại từ đầu.
- Lệch hàm, đau đớn.
- Khớp cắn bị lệch.
- Răng dịch chuyển không đều khiến khuôn mặt bị biến dạng.
- Răng lung lay và yếu hơn ảnh hưởng đến việc ăn nhai.
- Một số vấn đề về nướu như: làm lộ chân răng, viêm nướu, tụt nướu.
- Mất răng vĩnh viễn.
Để giảm thiểu những vấn đề răng miệng không mong muốn, bạn nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín để điều trị. Việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng là điều hết sức quan trọng. Bạn có thể nhờ nha sĩ tư vấn đề các loại bàn chải cho người niềng răng để chăm sóc răng miệng đúng cách.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn: What is the Best Toothbrush for Orthodontic Braces?
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: