Cuộc sống ngày càng bạn rộn và việc chăm sóc sức khỏe của bản thân dường như bị lãng quên. Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn đã ngày càng thay thế các thực phẩm lành mạnh trong các bữa ăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy những thực phẩm lành mạnh nào là cần thiết cho sức khỏe? Chế độ ăn uống lành mạnh nào sẽ phù hợp với bạn? Hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Thực phẩm lành mạnh là gì?
Thực phẩm lành mạnh là thực phẩm có hàm lượng cao các loại vitamin, khoáng chất và hoạt chất tự nhiên. Những dưỡng chất quan trọng, dù chỉ cần hấp thu một lượng nhỏ nhưng cũng không thể thiếu. Và ăn uống lành mạnh là việc đảm bảo ăn nhiều loại thức ăn từ 4 nhóm thực phẩm chính để cân bằng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn thực phẩm lành mạnh là việc đảm bảo ăn nhiều loại thức ăn từ bốn nhóm thực phẩm chính để cân bằng dưỡng chất và duy trì sức khỏe. Chế độ ăn uống tốt cùng với việc tập luyện tích cực cũng góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tật và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
2. Chế độ ăn lành mạnh là gì?
Chế độ ăn uống lành mạnh (Healthy diet) là một chế độ ăn được đặc trưng bởi thành phần các loại thực phẩm lành mạnh (Healthy food), đây là một chế độ ăn uống giúp duy trì hoặc cải thiện sức khỏe tổng quát.
Một chế độ ăn uống lành mạnh cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng thiết yếu như chất lỏng, chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng và lượng calo đầy đủ.
Một lối sống lành mạnh bao gồm tập thể dục mỗi ngày cùng với việc ăn uống lành mạnh, lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc các bện như béo phì, bệnh tim, tiểu đường loại 2, tăng huyết áp và ung thư.
2.1 Tại sao phải ăn uống lành mạnh?
Chế độ ăn uống tốt cùng với việc tập luyện tích cực cũng góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tật và duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh và thực phẩm lành mạnh nói tới chế độ và thói quen ăn uống tạo và duy trì sức khỏe bền vững cho cơ thể con người.
Chế độ ăn uống lành mạnh và thực phẩm lành mạnh từ lâu đã là chủ đề nghiên cứu, tuyên truyền và giáo dục của các chính phủ, tổ chức và cộng đồng.
Chế độ ăn uống lành mạnh và thực phẩm lành mạnh, không chỉ tạo ra cơ thể khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa rất hiều các loại bệnh nghiêm trọng cho cơ thể phổ biến trên thế giới như béo phì, tim mạch, tiểu đường, ung thư.
Chế độ ăn uống lành mạnh và thực phẩm lành mạnh bao trùm cả ăn kiêng lành mạnh và ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2 Làm thế nào để ăn uống lành mạnh?
- Ăn lượng thức ăn phù hợp với lứa tuổi, giới tính và mức độ hoạt động của bạn.
- Cần đọc kỹ nhãn thực phẩm để so sánh và lựa chọn thực phẩm lành mạnh khi đi mua sắm. Bảng thông tin dinh dưỡng và phần trăm giá trị dinh dưỡng hàng ngày trên nhãn sẽ giúp bạn mua sắm hiệu quả hơn.
- Nên giới hạn các loại thực phẩm và đồ uống có nhiều calo, chất béo, đường bổ sung và natri.
- Nên cân đối tỷ lệ của từng nhóm thực phẩm trong thực đơn hàng ngày.
2.3 Cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh và các thực phẩm không tốt cần hạn chế
Nên sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh này
- Nguồn gốc thực vật: Rau xanh, các loại đậu và hạt ngũ cốc, trái cây, sữa từ các loại hạt.
- Nguồn gốc động vật: thịt trắng, thịt nạc, các loại cá.
Cần hạn chế sử dụng
Dưới đây là các loại thực phẩm không lành mạnh bạn nên tiêu thụ ít với số lượng hạn chế.
Bởi chúng thường có lượng calo, chất béo, đường bổ sung hoặc natri cao.
- Các loại bánh ngọt
- Khoai tây chiên và các đồ ăn nhanh khác
- Kem và các món tráng miệng đông lạnh
- Rượu và các đồ uống có cồn khác
- Nước ngọt: đồ uống ngọt nóng hoặc lạnh
3. Một vài khuyến nghị của WHO để tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh.
3.1 Ăn nhiều rau và trái cây:
Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, protein thực vật và chất chống oxy hóa quan trọng. Người có chế độ ăn nhiều rau và trái cây ít có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, bênh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư.
3.2 Ăn ít chất béo:
Chất béo và dầu và các nguồn năng lượng tập trung. Ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại chất béo có hại, như chất béo bão hòa và được sản xuất công nghiệp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Để tránh tăng cân không lành mạnh, tiêu thụ tổng lượng chất béo không được vượt quá 30% lượng năng lượng tổng thể của một người.
3.3 Hạn chế ăn đường:
Đối với chế độ ăn uống lành mạnh, đường nên chiếm ít hơn 10% tổng năng lượng của bạn. Giảm hơn nữa đến dưới 5% có thêm lợi ích sức khỏe. Chọn trái cây tươi thay vì đồ ăn nhẹ có chứa nhiều chất ngọt như bánh quy, bánh ngọt và socola giúp giảm tiêu thụ đường. Hạn chế uống nước ngọt, soda và các loại đồ uống khác có nhiều đường cũng giúp giảm lượng đường.
3.4 Giảm lượng muối:
Trong chế độ ăn uống lành mạnh, giữ lượng muối của bạn dưới 5h môi ngày giúp ngăn ngừa tăng huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ trong dân số trưởng thành. Hạn chế lượng muối và gia vị natri cao (nước tương và nước mắm) khi nấu và chế biến thực phẩm giúp giảm lượng muối.
4. Kết luận
Chế độ ăn uống lành mạnh cùng với việc tập luyện tích cực cũng góp phần làm giảm nguy cơ bệnh tật và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Thông qua việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm được khuyến nghị để nâng cao sức khỏe của bản thân và hạn chế các sản phẩm không tốt sẽ giúp ích hơn cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bên cạnh đó việc thực hiện theo các khuyến nghị của WHO để tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ cải thiện sức khỏe và thói quen có hại cho sức khỏe hơn rất nhiều.
Xem thêm bài viết:
- Trà trắng và những lợi ích sức khỏe xác thực, đáng chú ý
- Ăn uống ít đường và 9 lợi ích sức khỏe ấn tượng
- Trà hoa cúc: Lợi ích, công dụng và công thức nấu ăn
Nguồn tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF_%C4%91%E1%BB%99_%C4%83n_l%C3%A0nh_m%E1%BA%A1nh
http://suckhoelaso1.vn/suc-khoe-doi-song/the-nao-la-thuc-pham-lanh-manh.html