Đối với bỏng mức độ 1 ( hay còn gọi là bỏng nhẹ)
Sau khi xác định mức độ bỏng của bạn ở mức độ 1 dựa vào những kiến thức về phân độ bỏng. Bạn không nên quá lo lắng vì đây là mức độ nhẹ nhất trong số các mức độ bỏng – loại bỏng trên bề mặt và chỉ có ảnh đến lớp da ngoài cùng. Nó không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Trong trường hợp bỏng ở mức độ 1 thông thường sẽ khỏi tù 3-6 ngày tùy theo tình trạng.
Tuy nhiên bạn có thể sơ cứu vết thương nhanh hồi phục mà không để lại seo theo các cách sau:
- Lập tức ngâm vết thương vào nước lạnh ngay sau khi bị bỏng từ 15 -20 phút.
- Sử dụng Ibuprofen hoặc Acetaminophen nhằm giảm bớt tình trjang đau nhức.
- Dùng nha đam tươi hoặc geo thoa nha đam lên vết thương để làm dịu vùng da bị bỏng.
- Sau đó dùng gạc y tế để băng vết thương tránh nhiễm trùng.
Đối với bỏng mức độ 2 (hay còn gọi là bỏng nông)
Các vết bỏng cấp độ 2 thường phồng rộp rất nhạy cảm và dễ bị vỡ ra gây đau đớn cho nạn nhân. Thông thường, bỏng cấp độ 2 lành trong 2-3 tuần và có khả năng để lại sẹo. Một số trường hợp nặng, phỉa thực hiện cấy ghép da để thay thế vùng da bị tổn thương.
Cách xử lý khi bị bỏng cấp độ 2 như sau:
Ngay sau khi bị bỏng, bạn pháp lập tức ngâm vết thương với nước mát.
- Sử dụng Ibuprofen hoặc Acetaminophen khi cần giảm đau.
- Dùng thuốc mỡ có chứa kháng sinh bôi trực tiếp lên vết bỏng và các nốt mụn nước.
- Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.
- Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.
- Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.
- Nên đến cơ sở y tế khi vết bỏng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Điều trị Bỏng cấp độ 3:
Bỏng cấp độ 3 tương đối nặng. Phân độ bỏng này thường gây ra tổn thương rộng đến các lớp da bên trong, có ảnh hưởng lớn đến mạch máu, xương cùng các dây thần kinh. Thậm chí có thể gây ra tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Cấp độ bỏng này thường làm cho vùng da bị cháy xém. Sau khi lành có mày trắng, nâu sẫm hoặc đen, sùi lên những vết sẹo có hình dáng sần sùi mất thẩm mỹ.
Khi bị bỏng ở cấp độ này, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở ý tế cấp cứu. Với tình trạng bỏng này không được tự ý áp dụng các biện pháp trị bỏng tại nhà.
Lưu ý: Trong thời gian đưa bệnh nhân di chuyển hoặc đợi xe cấp cứu. Phải năng vết thương cao hơn tim và đảm bảo quần áo không bị dính vào vết bỏng gây nhiễm trùng.
Xem thêm bài viết: Bỏng – Từ A-Z các cấp độ của Bỏng
Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật nhiều thông tin tổng hợp nhé!