Chấn thương hàm mặt thường gặp ở phần mềm vùng hàm mặt, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông. Cùng Medplus tìm hiểu về các triệu chứng chấn thương hàm mặt.
Chấn thương hàm mặt là gì?
Chấn thương hàm mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân, cơ chế khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do tai nạn giao thông . Ở trẻ em, chấn thương hàm mặt có thể xảy ra do tai nạn sinh hoạt té ngã. Do các vật dụng, đồ chơi sắc nhọn, hay cũng có thể do bị vật nuôi tấn công. Người cao tuổi có thể bị té ngã do choáng. Hoặc liên quan đến các nguyên nhân toàn thân như tăng huyết áp, hạ đường huyết…
Chấn thương hàm mặt thường gặp ở phần mềm vùng hàm mặt. Mức độ chấn thương từ đơn giản đến phức tạp như: gãy xương ổ răng, gãy thân răng, chân răng. Có thể gãy xương gò má (gãy hàm gò má – cung tiếp ). Bên cạnh đó còn có thể gãy xương hàm dưới (vùng cằm, góc hàm, cành ngang, lồi cầu); gãy xương hàm trên…
Chấn thương vùng hàm mặt gặp ở mọi vùng miền từ thành thị đến nông thôn. Nhưng gặp nhiều ở vùng nông thôn, Lý do là họcchưa hiểu và chấp hành tốt luật lệ giao thông. Có thể do thiếu việc làm nên thanh niên hay tụ tập gây gổ đánh nhau. Số lượng bệnh nhân chấn thương vùng hàm mặt tăng cao vào những dịp học sinh phổ thông được nghỉ hè, nghỉ lễ, tết…
Cùng Medplus tìm hiểu kĩ hơn về các triệu chứng chấn thương hàm mặt:
Triệu chứng 1: Chấn thương phần mềm
- Vết thương sây sát da: do vùng mặt tiếp xúc mạnh với vật nhám làm bong lớp thượng bì. Vết thương làm tổn thương các mao mạch gây chảy máu và đứt các đầu mút dây thần kinh cảm giác ở mặt da. Nó làm bệnh nhân rất đau.
- Vết thương đụng giập: do vật đầu tù đụng chạm tổn thương phần mềm gây xuất huyết và tụ máu dưới da. Khối tụ máu bầm tím làm sưng nề tổ chức và bệnh nhân đau. Khối tụ máu thường biến chuyển từ màu tím sang màu xanh, màu vàng đậm và thành màu vàng nhạt rồi mất đi. Triệu chứng chấn thương hàm mặt này, chúng ta nên hết sức chú ý.
- Vết thương rách da: Do vật sắc tác động gây rách da. Hình thái tổn thương có thể đơn giản, phức tạp. Từ nông đến sâu sát xương.
- Vết thương xuyên: do các vật nhọn xuyên qua tổ chức dưới da và thường tận cùng. Nó gây vỡ các hốc tự nhiên như xoang hàm trên, khoang miệng, hốc mũi…
- Vết thương do hoả khí: như đạn bắn vào… thường lỗ vào nhỏ, lỗ ra to. Nó gây mất tổ chức, vết thương bị xé toác rộng.
- Vết thương thiếu hổng tổ chức: tổn thương gây mất tổ chức, có thể mất một diện da, cơ bám da hay xương hàm.
- Vết thương bỏng: có thể do lửa, nước sôi, hoá chất (acid)…Bỏng được chia thành 4 độ:
Độ 1: ban đỏ trên da.
Độ 2: phổng nước trên da.
Độ 3: phá hủy lớp da đến dưới da.
Độ 4: phá hủy cơ và các cơ quan sâu.
Triệu chứng 2: Chấn thương xương
Gãy xương hàm trên
- Sưng nề nhanh ở tầng giữa mặt nhất là má và xung quanh ổ mắt, mức độ sưng nề tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Có khi chỉ sau một thời gian ngắn hai mắt đã bị che kín không thể mở được.
- Đau: đau ở vùng bị gãy xương, đau tăng khi há miệng, ngậm miệng, khi cắn chặt hai hàm răng với nhau. Đau có thể lan ra hai bên tai, lên thái dương, trong vòm khẩu cái.
- Chảy máu mũi: do tổn thương xoang hàm trên hay tổn thương xương chính mũi, sụn và niêm mạc trong mũi. Máu có thể chảy ra cửa mũi trước hay cửa mũi sau xuống họng.
- Song thị, nhìn mờ, mù hoàn toàn: do xương ổ mắt bị tổn thương chèn ép vào phần mềm, do phù nề trong ổ mắt. Nếu tổn thương thành trên xoang hàm có thể gây thoát vị tổ chức phần mềm quanh nhãn cầu vào xoang hàm gây lệch trục nhãn cầu, gây ra triệu chứng nhìn đôi (dấu hiệu song thị). Có thể mảnh vỡ xương ổ mắt phức tạp phía sâu gây chèn ép dây thần kinh thị giác (dây thần kinh số II) gây mù hoàn toàn.
Gãy xương hàm dưới
Gãy xương hàm dưới có thể kết hợp với gãy xương hàm trên hoặc gãy xương gò má hoặc kết hợp với đa chấn thương mà có các triệu chứng cơ năng, toàn thân, thực thể khác nhau. Trong phần này chúng tôi chỉ nêu gãy xương hàm dưới đơn thuần với những triệu chứng chính, chung cho các vị trí gãy xương hàm dưới.
- Đau, sưng nề nhanh vùng hàm dưới bị tổn thương, đau tăng khi vận động hàm dưới (há, ngậm miệng, nhai)
- Hạn chế hoặc không thể vận động được hàm dưới (do đau, sưng nề, do di lệch sai khớp cắn). Chúng ta cần hết sức ưu ý các triệu chứng chấn thương hàm mặt.
Xem thêm 04 Biến chững nghiêm trọng của bệnh cơ tim
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD