Trẻ bị chấn thương răng có sao không?
Trong quá trình vận động, vui chơi, bé có thể bị tai nạn ngã đập mặt xuống. Khiến răng bị lung lay, thậm chí là bị sứt, mẻ, gãy ra. Trong những trường hợp đó, nếu bố mẹ sơ cứu không đúng cách. Có thể dẫn đến việc răng bé khó phục hồi. Bởi chấn thương răng có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng. Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe toàn thân cũng như hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc cho trẻ bị chấn thương răng là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị chấn thương răng ?
- Khi bé đi, chạy, nô đùa có thể xảy ra các va đập hoặc ngã làm răng bị chấn thương.
- Bé bị vẩu xương hàm thường có nguy cơ bị chấn thương răng cao hơn.
- Bé bị động kinh, bị ngược đãi cũng là những bé thường xuyên bị chấn thương răng.
- Tai nạn giao thông
- Thương tích do thể thao
Phương pháp chăm sóc trẻ bị chấn thương răng tại nhà
- Dùng một miếng gạch ẩm và lạnh áp lên khu vực bị chảy máu để cầm máu. Đối với bé lớn, bạn có thể hướng dẫn bé cắn chặt lên miếng gạc.
- Vệ sinh vùng xung quanh chấn thương bằng nước sạch
- Chườm túi đá lạnh lên má hoặc bên ngoài miệng bé để giảm sưng.
- Không chạm tay vào chân răng, chỉ dùng tay giữ phần mép răng (phần nhai).
- Không lau chùi phần chân răng.
- Không làm sạch răng bằng cồn hoặc nước oxy già.
- Theo dõi tình trạng của bé, đưa bé đến nha sĩ nếu thấy cần thiết
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị chấn thương răng
Thực phẩm mà trẻ bị chấn thương răng nên ăn
- Chất đạm: Chất đạm thường có nhiều trong cá, thịt, trứng, các loại phô mai.
- Chất béo: Có tác dụng bảo vệ cho răng không bị sâu, khi bạn ăn một lượng chất béo nhất định, vô tình sẽ tạo ra một lớp dầu mỏng che lên răng. Chính vì vậy nó sẽ làm giảm lượng thức ăn thừa bám trên răng, ngoài ra nó còn làm giảm tác dụng của đường.
- Các thành phần có trong rượu không lên men như đường xyliton, sorbitol thực ra rất tốt cho việc bảo vệ răng miệng.
- Chất canxi nằm chủ yếu trong vỏ tôm, rau câu, các loại đậu, hay sữa…
- Thực phẩm có chứa nhiều chất xơ cũng có tác dụng rất tốt cho răng như dưa gang, rau diếp, cà rốt, bưởi, lạc, chanh, hạnh đào…
Thực phẩm trẻ bị chấn thương răng nên tránh
- Các loại thực phẩm như kẹo, bánh, mứt… rất dễ bị nhét vào các kẽ răng, rất khó vệ sinh cho răng được sạch. Nên rất dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại cho răng cư trú.
- Thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt, nước ngọt có ga.
- Những loại thức ăn cứng, quá dai hoặc nhiều mảnh vụn.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị chấn thương răng
- Sử dụng thảm chống trơn trượt ở những vị trí bé hay đi lại.
- Làm hàng rào chắn ở cầu thang, bếp ăn hoặc những vị trí có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây té ngã hoặc chứa đựng nhiều vật dụng nguy hiểm với bé.
- Sử dụng một số vật dụng chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho nhà có trẻ nhỏ như: bọc cạnh bàn, bọc cạnh cửa. Thu dọn tất cả những vật cứng hay sắc nhọn ở khu vực bé hay đi lại.
- Chú ý đến các vật dụng, thiết bị lớn và nặng nề như: tủ sách, tủ quần áo, ti vi, quầy kệ….Trẻ biết bò sẽ bắt đầu cố gắng kéo, với hoặc leo lên tất cả các vật dụng trong tầm ngắm của chúng.
- Dạy bé sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm và mặc đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao tiếp xúc như bóng đá, bóng rổ, thể dục dụng cụ…, đồng thời đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp và trượt ván.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị chấn thương răng như thế nào? Trẻ bị chấn thương răng có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp