Trẻ bị sưng cổ họng có sao không?
Trẻ bị sưng cổ họng là tình trạng phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể là do sự thay đổi của thời tiết hoặc lây nhiễm từ người mang bệnh. Nếu như không sớm điều trị dứt điểm thì trẻ có thể mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Hoặc gây những biến chứng như viêm xoang, viêm amidan.Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc cho trẻ bị sưng cổ họng là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị sưng cổ họng ?
- Cảm lạnh: Phần lớn trường hợp trẻ bị sưng cổ họng xuất phát từ tình trạng cảm lạnh. Lúc này, ngoài sưng cổ họng, bé còn có xu hướng nghẹt hoặc sổ mũi.
- Viêm amidan: viêm amidan có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Viêm amidan thường phát sinh do virus tấn công.
- Bệnh tay chân miệng: Các biểu hiện thường thấy của vấn đề này bao gồm sốt, sưng cổ họng và đau miệng.
- Viêm họng liên cầu khuẩn: Một trong những nguyên nhân gây sưng cổ họng ở trẻ nhỏ phổ biến là viêm họng liên cầu khẩn. Khi rơi vào tình huống này, bé có thể phát sốt. Đồng thời amidan cũng như các hạch bạch huyết ở cổ sưng đỏ.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị sưng cổ họng tại nhà
- Trang bị máy lọc không khí hoặc thông thoáng phòng. Tuy nhiên, khi sử dụng loại máy này, bạn cần lưu ý vệ sinh và làm khô máy mỗi ngày. Điều này giúp bạn ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn hoặc nấm mốc sinh sôi. Khiến sức khỏe của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
- Dùng dụng cụ hút mũi cho bé: Trẻ nhỏ không có khả năng xì mũi. Do đó, để lấy hết đờm trong cơ thể của bé ra ngoài, bạn sẽ cần dùng đến dụng cụ hút mũi.
- Cho trẻ uống nước: Cho bé uống thêm nước chanh hoặc trà nóng. Ngoài ra bạn có thể hầm nước gà cho trẻ uống để tăng sức đề kháng lên.
- Giữ ấm cho bé bằng nước ấm. Không uống nước nóng vì dễ làm trr bị bỏng môi.
- Làm mát cổ họng cho trẻ. Đắp khăn mát để giảm cảm giác đau và giữ ẩm cho cơ thể. Quan sát bé cẩn thận khi thấy trẻ bị nghẹt thở khi uống.
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối và uống trà. Bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối được bày bán ở ngoài tiệm thuốc tây.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sưng cổ họng
Thực phẩm mà trẻ bị sưng cổ họng nên ăn
- Thực phẩm giàu vitamin c: vitamin c có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm họng. Cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu ở vùng họng.
- Thức ăn chứa nhiều chất kẽm: chất kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công vòm họng.
- Thực phẩm giàu protein: có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành mọi tổn thương trong cổ họng của bé.
- Thực phẩm có tính mát: những loại thực phẩm có tính mát như rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, bí xanh,… giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng rất tốt.
- Cháo, súp nóng: cải thiện được tình trạng đau rát họng.
Thực phẩm trẻ bị sưng cổ họng nên tránh
- Thức ăn cay nóng: những món ăn cay sẽ khiến cho cổ họng của trẻ dễ bị kích ứng. Niêm mạc họng nhanh chóng ửng đỏ, đau rát, sưng viêm.
- Đồ ăn lạnh: những loại thức ăn này sẽ khiến cho vùng niêm mạc họng nhanh chóng bị tổn thương.
- Món ăn ngọt: những loại thức ăn ngọt sẽ làm tăng nguy cơ béo phù cho trẻ em và kích thích niêm mạc họng nếu trẻ bị sưng cổ họng.
- Thức ăn quá mặn: thức ăn mặn sẽ gây kích thích niêm mạc họng, tăng cảm giác nóng rát cho trẻ bị sưng cổ họng.
- Thức ăn chiên xào: dầu mỡ nhiều sẽ bám vào vòm họng, gây kích ứng họng, cản trở hô hấp và khiến trẻ bị ho nhiều hơn.
- Thức ăn thô: một số món ăn thô như bánh mì nướng giòn, bánh quy, ngũ cốc thô,… sẽ gây kích ứng cổ họng, khô họng, đau rát, ngứa ngáy ở vùng họng.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị sưng cổ họng
- Tránh cho bé tiếp xúc với khói bụi bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay, chân bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Khi thời tiết hanh khô cần cho bé mặc ấm, luôn giữ ấm vùng cổ vào mùa lạnh, hạn chế bật điều hòa ở nhiệt độ cao vào mùa nóng, nhiệt độ thích hợp cho cơ thể bé khi ở phòng lạnh là 25 – 28 độ.
- Khi trẻ đổ nhiều mồ hôi không nên cho tắm ngay, sau khi tắm hạn chế cho trẻ ngồi trước máy quạt hoặc trong phòng lạnh.
- Vệ sinh phòng ở cho bé hằng ngày, hạn chế cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc các vật gây dị ứng.
- Thường xuyên vệ sinh tay – mũi – họng cho trẻ
- Rèn luyện thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho trẻ một cách khoa học, tránh việc thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Xây dựng môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị sưng cổ họng như thế nào? Trẻ bị sưng cổ họng có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp