Trẻ em bị nấm miệng có sao không?
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh do nấm Candida Albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của trẻ. Loại nấm này sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh cho vùng lưỡi, khoang miệng. Nếu để lâu, nấm sẽ loang ra khắp lưỡi, làm mất vị giác. Khiến trẻ biếng ăn, đau đớn, khó bú, bỏ bú và quấy khóc. Nếu nấm mọc dày có thể lan vào đường thở gây viêm phổi, nấm phổi, lan xuống dạ dày gây tiêu chảy rất nguy hiểm.
Nguyên nhân trẻ bị nấm miệng ?
- Trong thai kỳ nếu người mẹ mắc các bệnh viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo mà không điều trị dứt điểm. Có thể sẽ lây sang cho thai nhi. Khi mẹ sinh thường qua ngã âm đạo, nấm sẽ theo các chất dịch đi ra ngoài. Tiếp xúc và lây trực tiếp sang cho con khiến con bị nhiễm nấm.
- Nếu mẹ bị nhiễm nấm mà cho nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ lây cho bé. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh sẽ truyền qua truyền lại và dai dẳng khó điều trị dứt điểm.
- Một nguyên nhân nữa, do khoang miệng của bé sẽ bị đóng cặn sữa sau khi bú. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, bệnh rất dễ lây lan phát triển.
Phương pháp chăm sóc trẻ em bị nấm miệng đúng cách
- Trước tiên cần vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ. Sau đó lấy miếng gạc miệng quấn quanh ngón tay (ngón tay để đánh tưa lưỡi phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé). Và nhúng trong nước sôi để nguội để làm mềm miếng gạc miệng nhằm tránh cọ xát mạnh làm đau bé.
- Dùng miếng gạc thấm thuốc chống nấm (loại thuốc nào nên nên được sự tư vấn từ bác sĩ, hiện nay thuốc chống nấm thường được sử dụng như là Nystatin hay Miconazole với liều lượng vừa đủ theo lứa tuổi của trẻ). Nếu nấm miệng xuất hiện ở nhiều nơi, nên đánh tưa theo thứ tự từ hai bên má. Vùng khác trong vòm miệng và lưỡi sau cùng. Từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn trớ của trẻ.
- Quá trình đánh tưa lưỡi, miệng có thể kích thích gây nôn chớ nên thời điểm đánh tưa miệng tốt nhất là lúc trẻ đói, trước ăn.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị nấm miệng
Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như các loại họ đậu chứa hàm lượng protein cao, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe
Rau họ cải: Một số rau cải như bắp cải, rau arugula, củ cải, bông cải xanh và cải bruxen. Có chứa lưu huỳnh, nitơ và những hợp chất isothiocyanates giúp chống lại sự xâm nhập của nấm Candida.
Sử dụng dầu thực vật: dầu olive, dầu dừa nguyên chất ép lạnh, dầu hạt lanh sẽ hiệu quả hơn trong việc điều trị các bệnh nhiễm nấm Candida
Sữa chua: Trong sữa chua có chứa khuẩn Lactobacillus acidophilus có thể khống chế nấm Candida đặc biệt là bệnh nấm Candida sinh dục
Rong biển: Đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có tác dụng đặc biệt trong việc chống lại bệnh nhiễm nấm candida. Rong biển còn giúp thải độc và giảm cholesterol trong máu.
Cách phòng ngừa cho trẻ em bị nấm miệng
- Khi cho trẻ ăn xong phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi của trẻ đúng cách. Nên vệ sinh rơ lưỡi cho trẻ ngày 2 lần sáng và trước khi đi ngủ bằng nước muối sinh lý 0,9%.
- Khi con bị nấm miệng và mẹ đã vệ sinh đúng cách nhưng không thấy đỡ. Hãy đưa con đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không tùy tiện cho con uống kháng sinh hay không rắc bất cứ các loại thuốc nào trên lưỡi của bé tránh gây viêm, loét lưỡi trẻ.
Đưa trẻ em bị nấm miệng đến bác sĩ ngay nếu:
- Nếu con bạn có các mảng màu trắng bên trong miệng, hãy đi khám bác sĩ hoặc nha sĩ.
- Bệnh nấm candida miệng thường không phổ biến ở trẻ lớn, thanh thiếu niên và người lớn khỏe mạnh. Vì vậy nếu bệnh phát triển, hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc nguyên nhân khác.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị nấm miệng như thế nào? Trẻ bị nấm miệng có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết khi chăm sóc trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp