Trẻ bị bệnh giun kim có sao không?
Nhiễm giun là bệnh rất phổ biến ở trẻ em nhưng nó ít gây hại và cũng dễ dàng loại trừ. Điều khó chịu nhất là nó gây ngứa vùng hậu môn và có thể khiến vùng này bị viêm vì chầy xước do gãi. Nếu bị nhiễm nhiều giun kim, có thể gây đau bụng và làm trẻ trở nên cáu kỉnh, thậm chí còn bỏ bữa, biếng ăn. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị bệnh giun kim là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị bệnh giun kim
- Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do trứng giun lây nhiễm qua thức ăn, nước uống, các vật dụng trong nhà.
- Do trẻ nhỏ không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và hay có thói quen cho tay lên miệng.
- Do nuốt phải trứng giun bay trong không khí.
- Trẻ bị nhiễm giun qua trứng giun bám vào đồ chơi, bàn tay và kẽ móng tay.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh giun kim đơn giản tại nhà
- Mặc quần lót vào buổi tối để nếu có gãi vô thức, tay cũng không chạm trực tiếp vào vùng da quanh hậu môn.
- Cắt ngắn móng tay. Rửa tay và móng tay mỗi sáng. Rửa tay trước khi ăn, trước khi nấu nướng và sau khi đi toilet.
- Nên vệ sinh hậu môn mỗi sáng để rửa trôi toàn bộ số trứng giun đã được đẻ trong đêm. Cần thực hiện điều này ngay lập tức khi ra khỏi giường.
- Thay và giặt quần lót hằng ngày. Tránh giũ quần áo và chăn ga vì có thể khiến trứng giun bay lơ lửng trong không khí.
- Cất bàn chải đánh răng vào trong tủ. Rửa kỹ trước khi dùng để đánh răng.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ bằng máy hút bụi, giặt các thảm trải sàn bằng nước nóng, đặc biệt là nơi trẻ thường chơi.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh giun kim
Thực phẩm mà trẻ bị bệnh giun kim nên ăn
- Tỏi: tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.
- Cà rốt: giàu chất xơ, có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn.
- Hạt bí ngô: có hiệu quả chống lại ký sinh trùng bên trong.
- Dầu dừa: là bài thuốc tại nhà phổ biến để tẩy giun kim.
Thực phẩm mà trẻ bị bệnh giun kim nên tránh
- Các loại bánh kẹo
- Các loại rau củ quả sống
- Bơ đậu phộng có hạt, các loại mứt
- Nước ép hoa quả có hạt và chưa bỏ bã
- Các thực phẩm chứa nhiều đường
Cách phòng ngừa cho trẻ bị bệnh giun kim
- Giữ vệ sinh cá nhân: Cắt ngắn móng tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; trẻ nhỏ cần được vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Không cho trẻ mút tay, tránh gãi quanh hậu môn.
- Vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ; các đồ dùng, đồ chơi của trẻ cũng cần được cọ rửa, làm sạch; vệ sinh toilet kỹ lưỡng.
- Tẩy giun định kỳ.
- Khi nhiễm giun cần phải được điều trị triệt để.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc bé bị bệnh giun kim như thế nào? Trẻ bị bệnh giun kim có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp