Trẻ bị hôi rốn có sao không?
Rốn là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất ở trẻ mới sinh vì có vết cắt dây rốn sau khi đẻ, đây được xem như một vết thương hở trên cơ thể của bé. Nếu dụng cụ cắt rốn và thao tác thay băng hằng ngày không được diệt trùng kỹ, rốn sẽ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Mặt khác, những bất thường ở rốn trẻ sơ sinh sẽ là dấu hiệu báo động một bệnh lý nguy hiểm. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh và cách chăm sóc trẻ bị hôi rốn là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị hôi rốn ?
Rốn bé sơ sinh có mùi hôi có thể là biểu hiện của các bệnh sau:
- Viêm rốn: Nếu rốn bé sơ sinh có mùi hôi cộng thêm các dấu hiệu sưng, chảy mủ và lâu rụng thì đó là biểu hiện của viêm rốn.
- Nhiễm khuẩn rốn: Nếu rốn bé sơ sinh rụng muộn, ướt và hôi kéo dài, sau một thời gian sưng phù có mủ thì rốn bé có thể đang bị nhiễm khuẩn.
- Hoại tử rốn: Trước hoặc sau khi nhiễm khuẩn rốn, bé có thể bị hoại tử rốn. Triệu chứng của hiện tượng này là rụng rốn sớm, rốn bé sưng đỏ rồi chuyển sang tím bầm. Rốn bé bị chảy mủ, đôi khi kèm theo máu.
- Viêm mạch máu rốn: Nếu mẹ không vệ sinh sạch sẽ rốn cho bé thì vi khuẩn có thể thâm nhập sâu bên trong mạch máu gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị hôi rốn đơn giản tại nhà
- Mẹ cần rửa tay bằng xà bông và cồn 70 độ trước khi chăm sóc bé để diệt hết mọi vi khuẩn trên tay mẹ và tránh lây lan sang rốn bé.
- Bé phải luôn mặc tã, quần dưới rốn và tránh không để bất kỳ vật gì va chạm vào rốn bé.
- Không dùng bất kỳ một loại dung dịch hay chất lạ nào rắc hay bôi lên vùng rốn kể cả thuốc đỏ, thuốc kháng sinh, dầu tắm, nước thơm hay tinh dầu massage,…
- Sau khi tắm xong cho bé, làm sạch vùng rốn của bé bằng cách sử dụng bông gạc vô trùng nhúng cồn 70 độ lau nhẹ nhàng phần chân rốn, thân cuống rốn, mặt cắt cuống rốn và phần da xung quanh rốn có bán kính khoảng 5cm từ trong ra ngoài.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hôi rốn
Thực phẩm mà trẻ bị hôi rốn nên ăn
- Thực phẩm giàu vitamin A
- Thực phẩm bổ sung vitamin B
- Thực phẩm giàu vitamin E
- Uống đủ nước
Thực phẩm mà trẻ bị hôi rốn nên tránh
- Thực phẩm dễ gây dị ứng
- Tránh ăn nho
- Thực phẩm có tính axit cao
Cách phòng ngừa cho trẻ bị hôi rốn
- Thường xuyên vệ sinh cuốn rốn bằng oxy già, cồn i-ốt. Việc này nên được làm hàng ngày, sau khi tắm.
- Nước tắm cho trẻ sơ sinh cần phải đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất là bé nên được tắm bằng nước đun sôi để nguội hoặc là nước lá đun sôi để nguội.
- Để rốn nhanh khô và rụng cuống rốn, mẹ nhớ lau rốn bé khô ráo hoàn toàn sau khi tắm.
- Không băng rốn, vì băng rốn sẽ khiến rốn chậm khô hơn.
- Áo quần của trẻ sơ sinh cần phải giặt sạch bằng xà phòng, phơi đủ nắng. Và nếu được thì nên ủi trước khi dùng.
- Đưa bé đi khám bệnh ngay khi có những biểu hiện bất thường ở rốn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị hôi rốn như thế nào? Trẻ bị hôi rốn có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp