Trẻ bị nôn trớ có sao không?
Nôn trớ là một tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là giai đoạn các bé còn đang bú sữa mẹ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non nớt và yếu ớt, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Nôn trớ ở trẻ thường lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn, nhưng đôi khi nôn trớ lại là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay bệnh lý toàn thân… Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ
- Ép trẻ ăn quá nhiều hoặc bú quá no;
- Bú chai, ngậm vú giả;
- Pha sữa không đúng cách;
- Nằm ngay sau khi ăn / bú;
- Không dung nạp thức ăn / sữa bò;
- Bắt đầu ăn bổ sung thức ăn mới lạ;
- Ăn nhiều quá một loại thức ăn nào đó.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị nôn trớ đơn giản tại nhà
- Trước khi cho trẻ ăn lại, cha mẹ cần bổ sung lượng nước đã mất của cơ thể khi trẻ nôn, đặc biệt là nôn nhiều.
- Sau khi trẻ hết nôn, cho trẻ uống nước hoặc chất điện giải với một lượng nhỏ trong khoảng thời gian 30 – 60 phút lặp lại.
- Nếu trẻ vẫn còn nôn, cho trẻ uống lần lượt 50ml nước pha với oresol, sau đó khoảng 30 phút thì cho trẻ uống 50ml nước lọc, và lặp lại.
- Nếu trẻ hết nôn hẳn thì có thể cho trẻ bú mẹ trở lại, hoặc uống sữa bằng ly với lượng tăng dần từ 80 – 100ml/3-4 giờ/lần.
- Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày và giảm lượng ăn trong mỗi bữa.
- Sau khi ăn tránh cho trẻ nằm ngay.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị nôn trớ
Thực phẩm mà trẻ bị nôn trớ nên ăn
- Chuối: được xem là thực phẩm thân thiện với dạ dày
- Bánh mỳ nướng: bánh mỳ nướng cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa rất tốt.
- Thức ăn từ Gạo: được coi là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa cho trẻ.
- Rau xanh: bổ sung thêm một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần tiết để tiêu hóa các chất béo không lành mạnh.
- Sữa chua: giúp tiêu hóa được tốt hơn.
- Ngũ cốc nguyên hạt: các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, đồng thời chứa các loại dầu thực vật tự nhiên thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
Thực phẩm mà trẻ bị nôn trớ nên tránh
- Các loại đồ ăn nhanh khó tiêu như: xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hambeger, sanwich,…
- Các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo, bánh… và chất xơ như các loại đậu.
- Các loại thức ăn giàu tinh bột như bắp, đậu và các loại thức ăn giàu chất béo.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị nôn trớ
- Không ép trẻ ăn quá no, sau khi ăn phải bế trẻ vỗ ợ hơi
- Không bế xốc trẻ hoặc đùa khi trẻ vừa ăn no.
- Hàng ngày massage quanh rốn nhẹ nhàng làm giảm co bóp dạ dày hạn chế nôn trớ, massage theo đường khung đại tràng giúp tăng nhu động ruột, bài tiết phân đều đặn, làm giảm chướng bụng và nôn trớ.
- Tránh cho các bữa ăn quá gần nhau (< 2,5 – 3h) với trẻ đủ tháng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ như thế nào? Trẻ bị nôn trớ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp