Trẻ bị tay chân lạnh có sao không?
Tay chân lạnh ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi trẻ bị tay chân lạnh trong mùa đông nếu đã được mặc quần áo đầy đủ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh như: cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp nguy hiểm hơn là viêm phổi. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời trẻ dễ chuyển sang bệnh viên phổi cấp, rất khó điều trị, nguy cơ tử vong rất cao. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị tay chân lạnh là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị tay chân lạnh ?
- Do khí huyết không được lưu thông khi nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông.
- Do hệ dạ dày của trẻ hoạt động không tốt hoặc mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như: viêm ruột, kiết lỵ mãn tính…
- Do thiếu các nguyên tố vi lượng: một số nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, kẽm… không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể trẻ, đặc biệt là sắt để tái tạo hồng cầu trong tim.
- Do không được giữ ấm đúng cách: mẹ không biết cách giữ ấm trẻ khi nhiệt độ xuống thấp, đặc biệt là vào mùa đông, khiến các mạch máu trong cơ thể trẻ co lại, không đủ cung cấp cho cơ thể.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị tay chân lạnh đơn giản tại nhà
- Cho trẻ ngâm chân với nước ấm hàng ngày, nước khoảng 45 độ C, cho thêm chút muối rất tốt cho thận.
- Hoặc mẹ có thể cho trẻ ngâm chân tay với nước ấm pha thêm tinh dầu bạc hà, hoa oải hương hay hoa cúc trong khoảng 15 phút. Trước khi đi ngủ đi tất vớ cho trẻ đầy đủ.
- Giữ ấm trẻ đúng cách, đặc biệt là bàn chân và lòng bàn chân bằng cách sử dụng các túi nước ấm hoặc lò ủ.
- Cho trẻ ở trong phòng ấm, đảm bảo không có gió lùa, có thể dùng đèn sưởi vào mùa đông.
- Đi tất, vớ, đội mũ đầy đủ cho trẻ.
- Khi ngủ, cho trẻ mặc áo dài tay giữ ấm cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân lạnh
Thực phẩm mà trẻ bị tay chân lạnh nên ăn
- Tăng cường vitamin B1, Vitamin E vào bữa ăn hàng ngày giúp tái tạo máu cho cơ thể.
- Thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo để giúp cơ thể sản sinh nhiệt lượng nhiều hơn.
- Thực phẩm giàu vitamin A: thúc đẩy chu trình trao đổi chất, bổ khí huyết, tăng cường khả năng chịu lạnh.
- Rau củ, hoa quả tươi giàu vitamin C: thúc đẩy cơ thể hấp thụ sắt, nâng cao khả năng chống lạnh của cơ thể.
Thực phẩm mà trẻ bị tay chân lạnh nên tránh
- Các loại đồ uống kích thích (trà, cà phê, nước ngọt,…)
- Ăn nhiều thực phẩm có tính hàn.
Nguyên tắc ăn uống:
- Nên ăn thực phẩm ấm nóng, hạn chế thực phẩm lạnh: để tăng thêm nhiệt lượng cho cơ thể.
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị tay chân lạnh
- Cho trẻ tắm nắng thường xuyên, bổ sung vitamin D cho trẻ.
- Cho trẻ vận động thu0owfng xuyên tăng sức đề kháng.
- Khi thời tiết lạnh cần đi tất, mang gang tay để giữ ấm chân, tay. Khi ra ngoài đường cần mặc quần áo ấm, quàng khăn, và đeo khẩu trang không để cơ thể bị lạnh.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc cho bé bị tay chân lạnh như thế nào? Trẻ bị tay chân lạnh có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp