Trẻ em bị ban đỏ có sao không?
Bệnh ban đỏ, hay còn gọi là sốt Scarlet hoặc sốt tinh hồng nhiệt. Đây là một bệnh do vi khuẩn phát triển trong một số người bị viêm họng. Loại vi khuẩn này tiết ra một chất độc. Tạo ra phản ứng trong cơ thể gây phát ban đỏ. Bệnh ban đỏ gây nổi mẩn đỏ ở khắp cơ thể và thường đi kèm với đau họng và sốt cao. Nếu bệnh không được điều trị, ban đỏ có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm hơn như ảnh hưởng đến tim, thận và các phần khác trong cơ thể. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ em bị ban đỏ là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ em bị ban đỏ ?
Vi khuẩn có tên Streptococcus (strep) là nguyên nhân chính gây ra ban đỏ. Vi khuẩn lây lan qua khi tiếp xúc trực tiếp, kể từ ngày bắt đầu đau họng cho đến 24 – 48 giờ sau khi uống kháng sinh. Vi khuẩn có thể phát tán khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 – 4 ngày.
Ngoài ra trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh hơn những lứa tuổi khác. Vì vi trùng gây ra bệnh lây lan dễ dàng ở những người tiếp xúc gần gũi với trẻ như các thành viên trong gia đình hoặc bạn cùng lớp.
Phương pháp chăm sóc trẻ em bị ban đỏ tại nhà
- Giữ trẻ thoải mái. Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, lỏng và cho trẻ uống nhiều nước.
- Sử dụng máy giữ ẩm để tạo không khí mát.
- Cách ly trẻ khỏi các thành viên khác trong gia đình. Những trẻ khác từ ngày bị đau họng đến 2 ngày sau khi uống kháng sinh.
- Rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh cho trẻ.
- Cắt móng tay cho trẻ để ngăn chúng gãi khi vết ban gây ngứa.
- Khi trẻ bị nghẹt mũi gây khó khăn cho việc bú sữa hoặc ăn uống do đó cần thông mũi cho trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy giúp mũi trẻ thông thoáng.
- Cần sử dụng chén và đồ dùng ăn uống riêng cho trẻ. Cần phải rửa với nước sôi và xà phòng
- Báo bác sĩ nếu bị sốt lại (hơn 38 độ C) sau đã khi hết vài ngày hoặc chỗ da bị lột có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Hoặc nếu con bạn bị buồn nôn hay nôn mửa, đau đầu dữ dội, đau tai, đau ngực hoặc ho ra đờm đặc.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị ban đỏ
Thực phẩm mà trẻ em bị ban đỏ nên ăn
- Bổ sung nhiều nước: trẻ có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất.
- Các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa. Vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin c và khoáng chất. Tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn.
- Ăn cháo loãng, súp: cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho trẻ: nên cho trẻ ăn thức ăn các loại cháo loãng, soup để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.
- Sữa chua: bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, giúp cơ thể sớm hồi phục.
- Tất cả các loại rau quả: như cà chua, bắp cải, rau cải, mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau dền,… cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất cực kì cần thiết giúp bé tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thực phẩm trẻ em bị ban đỏ nên tránh
- Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn cay, nóng: sức đề kháng của trẻ bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi trẻ ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt … Thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên. Điều này không những khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.
- Đồ uống ngọt: như soda, không dùng mật ong và các loại đường tự nhiên khác để tránh trẻ lâu hồi phục do tiêu thụ đường. Sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chậm hơn.
- Đồ ăn chế biến sẵn: ít dinh dưỡng, chưa nhiều chất không tốt cho sức đề kháng trẻ.
Cách phòng ngừa cho trẻ em bị ban đỏ
- Tăng cường sức đề kháng toàn diện của trẻ bằng cách cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều các thực phẩm giàu kẽm, vitamin C, vitamin A,…
- Chế độ sinh hoạt, vận động ở trẻ cần hợp lý, đảm bảo hài hòa trong ngủ – nghỉ.
- Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách rửa tay, giữ sạch sẽ khi chơi đùa để loại bỏ những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính tay trẻ.
- Thực hiện tốt việc cách ly trẻ khỏi người bệnh. Nếu trong nhà có người mắc bệnh thì nên hạn chế tối đa tiếp xúc với trẻ.
Qua những thông tin medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị ban đỏ như thế nào? Trẻ em bị ban đỏ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: tổng hợp