Trẻ em bị thiếu sắt có sao không?
Thiếu sắt trong máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Chẳng hạn như thiếu máu không đảm bảo cung cấp đủ ôxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào của cơ thể hoạt động bình thường. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến suy giảm thể chất hoặc suy giảm nhận thức của trẻ. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ em bị thiếu sắt là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ em bị thiếu sắt ?
- Lượng dự trữ sắt trong cơ thể thai nhi không đủ: Trước khi bé ra đời, ở trong tử cung của mẹ. Thai nhi đã có quá trình tích lũy sắt, lượng tích trữ sắt của trẻ sơ sinh bình thường. Đủ tháng là từ 250 – 3.000mg, đủ cho nhu cầu tạo máu 3 – 4 tháng sau sinh. Nếu lượng sắt tích trữ không đủ do bé đẻ non, bé sinh đôi hoặc do mẹ thiếu máu trong thai kỳ. Đều là nguyên nhân trẻ bị thiếu sắt.
- Tốc độ tăng trưởng của bé nhanh: Trẻ sơ sinh thiếu tháng thì tốc độ tăng cân càng nhanh, lượng sắt hấp thu không đủ. Mà lúc này thức ăn chủ yếu của trẻ là sữa. Nhưng dù là sữa mẹ hay sữa bò thì hàm lượng sắt cũng thấp, không thể thỏa mãn nhu cầu tạo máu của bé. Vì vậy nên cho trẻ bị thiếu sắt ăn thêm thức ăn từ thứ 6 để tăng lượng sắt dự trữ.
- Các yếu tố nguy cơ khác như các bệnh lý đường tiêu hóa, cảm cúm, hay dị ứng sữa bò. Đều là các nguyên nhân có thể là nguyên nhân làm bé bị thiếu sắt.
Phương pháp chăm sóc trẻ em bị thiếu sắt tại nhà
- Đối với trẻ sinh non cần được bổ sung sắt thêm 2mg/kg mỗi ngày, tối đa 15 mg/ngày. Bắt đầu từ 1 tháng tuổi, tiếp tục đến 12 tháng tuổi. Lượng sắt này được cung cấp đủ trong sữa công thức. Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể cho trẻ bổ sung sắt dạng lỏng, siro cho đến khi trẻ có thể ăn dặm.
- Khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, cần cho bé tập ăn dặm. Tốt nhất là bắt đầu từ các thực phẩm giàu sắt và kẽm. Bố mẹ cũng có thể bổ sung sắt dạng thuốc lỏng 11mg mỗi ngày nếu trẻ vẫn chưa thể ăn thức ăn đặc.
- Trẻ từ 1 tuổi trở lên không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa bò (quá 600ml sữa mỗi ngày). Vì đây không phải là nguồn bổ sung sắt cho cơ thể. Hơn nữa, sữa bò cũng gây ức chế sự hấp thu sắt từ thức ăn khác.
- Chỉ nên được bổ sung sắt cho bé bằng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Dạng thuốc lỏng, siro thường phù hợp cho đối tượng trẻ nhỏ hơn những dạng thuốc khác.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị thiếu sắt
Thực phẩm mà trẻ em bị thiếu sắt nên ăn
- Thịt đỏ và nội tạng (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thận, gan, tim, dồi tiết…). Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên lưu ý tránh ăn gan trong thai kỳ.
- Trứng (mẹ nên cho trẻ ăn 3-4 quả trứng/tuần)
- Cá và động vật có vỏ (cá mòi, cá mòi cơm, cua, cá cơm, tôm, hến). Mẹ nên cho trẻ ăn 3-4 bữa cá/tuần
- Các loại hạt (đậu phộng, quả hồ đào, quả óc chó, hạt mè, hạt hướng dương, hạt thông)
- Các loại rau có lá xanh (bông cải xanh, rau bó xôi, cải xoong, cải xoăn)
- Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc (bánh mì, bột ngô, bột cám, bánh yến mạch, lúa mạch đen)
- Đậu và các loại đậu (đậu nướng, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh, đậu mắt đen, đậu thận)
- Trái cây sấy khô (nho khô, mơ, mận, nho, quả sung)
Thực phẩm trẻ em bị thiếu sắt nên tránh
- Tránh thức ăn đồ uống chứa tannin: tannin là chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Hoạt chất này có nhiều trong trà xanh, trà đen, cà phê, nho, rượu vang, ngô…tannin. Sẽ hạn chế sự hấp thu sắt trong các loại thức ăn từ thực vật như đậu, rau đậu, các loại rau lá xanh đậm.
- Tránh đồ ăn có gluten: gluten có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và các loại thực phẩm là từ ngũ cốc.
- Tránh thực phẩm giàu phytates: phytates hoặc axit phytic thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như lúa mì nguyên hạt, các loại đậu, gạo lứt… các sản phẩm tinh chế của các loại thực phẩm này như gạo trắng, bột trắng…
Cách phòng ngừa cho trẻ em bị thiếu sắt
- Cho con bú sữa mẹ hoặc sử dụng công thức bổ sung sắt.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Khi con bạn có thể tiêu thụ thức ăn rắn. Hãy chọn thực phẩm bổ sung sắt cho bé. Chẳng hạn như các loại ngũ cốc cho em bé. Khi trẻ lớn lên, các nguồn thực phẩm bổ sung sắt tốt bao gồm rau xanh đậm, cá, gà, thịt đỏ và đậu.
- Tăng cường bổ sung vitamin C: Vitamin C giúp quá trình hấp thụ sắt tốt hơn. Vitamin C có thể tìm thấy trong thực phẩm như cam, cà chua, dưa, dâu tây, bông cải xanh, khoai tây và kiwi.
- Dùng chất bổ sung sắt cho bé: Thiếu sắt ở trẻ em thường được điều trị bằng những thực phẩm bổ sung sắt. Nếu con của bạn có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt. Ví dụ như sinh non, thì nên bổ sung chất sắt.
- Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị thiếu sắt. Bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa.
Qua những thông tin medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ em bị thiếu sắt như thế nào? Trẻ bị thiếu sắt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: tổng hợp