Bệnh đường tiêu hóa là bất kỳ bệnh nào liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cổ họng, dạ dày và ruột. Bệnh đường tiêu hóa mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho con người bệnh. Ăn uống không ngon miệng, thức ăn không tiêu làm cho người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi và khó chịu. Điều trị bệnh đường ruột sớm là rất cần thiết. Cùng Medplus tìm hiểu những cách điều trị bệnh đường tiêu hóa hiệu quả qua bài viết bên dưới đây ngay nhé.
1. Tìm hiểu về bệnh đường tiêu hóa
1.1. Bệnh đường tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa của con người bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau như thực quản, dạ dày, trực tràng, đại tràng, hậu môn, ruột non, ruột già, … Khi một trong những bộ phận này bị tổn thương thì bệnh về đường tiêu hóa sẽ xuất hiện.
Bệnh đường tiêu hóa là những loại bệnh xảy ra ở các bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động của từng bộ phận mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể con người.
1.2. Nguyên nhân
Bệnh đường tiêu hóa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Do thói quen ăn uống
- Thường xuyên bỏ bữa, nhất là bữa sáng,
- ăn vội vàng, nhai không kỹ gây áp lực lên dạ dày, dễ dẫn đến các bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày và các bệnh liên quan đến tiêu hóa,
- Thói quen vừa ăn vừa xem tivi, vừa chơi điện thoại,
- Để bụng quá đói hoặc ăn quá no sẽ làm cho dạ dày làm việc quá sức
Ăn uống không lành mạnh
- Ăn quá nhiều thực phẩm có tính axit
- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đường tinh luyện,
- Ăn nhiều hịt đỏ,
- Uống nhiều rượu bia, nước ngọt có ga…
Lười vận động
- Lười vận động, ngồi nhiều, đi ít, không tập thế dục…
Do căng thẳng, stress
1.3. Triệu chứng bệnh
Rối loạn tiêu hóa thường biểu hiện dưới nhiều triệu chứng khác nhau, có thể xảy ra đồng thời ở nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa, cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định. Các triệu chứng thường gặp như:
- Chướng bụng
- Buồn nôn, nôn mửa
- Ợ hơi, ợ nóng
- Đau bụng âm ỉ
- Đại tiện bất thường:tiêu chảy, táo bón, đại tiện nhiều lần trong ngày,…
- Chán ăn, cảm giác đắng miệng, không muốn ăn uống gì.
2. Cách điều trị bệnh đường tiêu hóa
2.1. Liệu pháp Laser ánh sáng sinh học
Laser đã được sử dụng điều trị bệnh đường tiêu hóa từ rất lâu. Laser argon và Nd-YAG có giá trị trong việc đông máu xuất huyết đường tiêu hóa trên, dị dạng động mạch, các tổn thương lành tính và ác tính, cũng như một loạt các dị tật giải phẫu.
Điều trị bằng liệu pháp laser giúp giảm đau và viêm. Đồng thời tăng cường tái tạo mô trong tế bào mô mềm, tế bào cơ, thậm chí cả dây chằng và xương. Nó làm tăng oxy hóa các mô và cho phép các tế bào bị thương hoặc bị tổn thương hấp thụ các photon ánh sáng, làm tăng lượng ATP (còn được gọi là năng lượng tế bào) của tế bào. Tăng sản xuất ATP cung cấp cho các tế bào năng lượng cần thiết để tăng tốc quá trình chữa bệnh và sửa chữa các tổn thương do viêm.
Liệu pháp laser giúp hỗ trợ các tình trạng như bệnh viêm ruột (IBS), bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích. Tia laser làm bão hòa khu vực trong ôxy, làm cho môi trường ít thích hợp hơn cho vi khuẩn xấu. Liệu pháp Laser cũng làm giảm viêm ruột và cải thiện các tình trạng bệnh đường tiêu hóa.
2.2. Tế bào gốc
Tế bào gốc mang lại hy vọng cho những người mắc các loại bệnh tiêu hóa, từ bệnh Crohn đến viêm dạ dày. Liệu pháp tế bào gốc hứa hẹn làm giảm viêm, sửa chữa các tế bào bị tổn thương, đồng thời loại bỏ cảm giác đau đớn và khó chịu. Hơn nữa, chúng có thể chữa khỏi các bệnh GI.
Tại Phòng khám đa khoa Indiana, một bệnh nhân nhập viện với biểu hiện đau bụng cấp vào tháng 10 năm 2017. Ban đầu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm ruột thừa, chụp CT cho thấy bệnh nhân bị viêm hồi tràng, nhiều khả năng là bệnh Crohn. Một lần truyền tế bào gốc dị sinh đủ để loại bỏ mọi cơn đau bụng trong vòng vài giờ. Trong vòng hai ngày, bệnh nhân không còn cảm thấy triệu chứng gì ở bụng. 10 ngày sau, kết quả chụp CT cho thấy bụng hoàn toàn bình thường, không cần điều trị thêm hoặc dùng thuốc.
2.3. Xây dựng chế độ ăn uống và lối sống khoa học
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là một cách điều trị bệnh đường tiêu hóa hiệu quả:
- Cắt giảm thức ăn béo.
- Tránh đồ uống có ga.
- Ăn và uống từ từ.
- Bỏ thuốc lá .
- Đừng nhai kẹo cao su.
- Tập thể dục nhiều hơn.
- Tránh thức ăn gây đầy hơi.
- Tránh các chất ngọt gây ra khí như fructose và sorbitol. Chúng thường được tìm thấy trong bánh kẹo, kẹo cao su, thanh năng lượng và thực phẩm ít carb.
- Giảm cân nếu bạn thừa cân. Cân nặng tăng thêm gây áp lực lên dạ dày của bạn, đẩy nhiều axit lên thực quản.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Khói thuốc lá làm giãn cơ ngăn axit trào ngược lên thực quản. Nó cũng có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày của bạn.
3. Kết luận
Bệnh đường tiêu hóa nếu không điều trị sẽ mang lại ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Những cách điều trị bệnh đường tiêu hóa mà Medplus đã gợi ý trên có thể hữu ích. Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối từ bệnh lý này, hãy thử những phương pháp điều trị bệnh đường ruột trên.
Quan trọng nhất, bạn cần duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Đây chính là chìa khóa vàng để một sức khỏe khỏe mạnh, bảo vệ bạn trước những tác nhân xấu gây hại.
Nguồn tài liệu: