Bệnh hen phế quản là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 5% đến 10% người ở mọi lứa tuổi mắc chứng bệnh này, trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ngày càng tăng, mang đến gánh nặng y tế cũng như kinh tế cho đất nước. Phát hiện và điều trị kịp thời bệnh hen phế quản là rất quan trọng. Hãy cùng Medplus tìm hiểu cách điều trị hen phế quản như thế nào nhé. Bên cạnh phương pháp điều trị, bạn cần làm gì để ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm này?
1. Hiểu biết về bệnh hen phế quản

Hen phế quản là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
1.1. Nguyên nhân của bệnh hen phế quản?
Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen phế quản:
Các tác nhân dị ứng: là nguyên nhân thường gặp nhất.
- Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,…
- Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen, như aspirin, penicillin,…
- Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Các tác nhân không dị ứng:
- Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
- Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
- Rối loạn tình dục.
1.2. Biểu hiện
Cơn hen có thể khởi phát một cách rầm rộ, đột ngột hoặc cũng có thể diễn tiến từ từ và sau sẽ nặng dần. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản cấp tính là:
- Khó thở: người bệnh thường bị ngộp, không thở được, không đủ hơi để thở. Khi khó thở nhiều, người bệnh còn có triệu chứng hốt hoảng, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi,…
- Khò khè: là tiếng rít đi kèm với nhịp thở, thường nghe thấy khi bệnh nhân hen suyễn thở ra. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của cơn hen suyễn cấp tính.
- Ho: thường đi kèm với triệu chứng khó thở, chủ yếu xảy ra vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức. Cũng có trường hợp người bệnh hen phế quản chỉ có triệu chứng ho nên việc chẩn đoán bệnh vì thế mà gặp nhiều khó khăn.
- Nặng ngực: người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực. Đây cũng là một biểu hiện khác của tình trạng khó thở.
- Viêm tiểu phế quản cấp: kèm theo sốt, ho khạc đờm.
2. Phương pháp điều trị hen phế quản

2.1. Liệu pháp lọc máu Ozone
Bệnh hen phế quản được xếp là một trong những bệnh gây ra nhiễm trùng đường hô hấp. Lúc này dịch hô hấp sẽ có vi khuẩn, đồng thời hiện tượng ứ đọng dịch hô hấp làm cản trở quá trình lưu thông dịch dẫn tới bội nhiễm, viêm nhiễm, nhiễm trùng đường hô hấp.
Liệu pháp lọc máu ozone có thể loại bỏ tình trạng thiếu oxy nhờ quá trình vận chuyển oxy đến máu qua phổi, phóng thích oxy đến các mô, cải thiện sự lưu thông của máu. Bên cạnh đó, tác dụng chống virus và vi khuẩn của ozone giúp tiêu hủy các kháng nguyên ngoại lai, tăng cường hoạt động của các gốc tự do và làm rối loạn sự gia tăng vi khuẩn.
Xem bài viết chi tiết: Liệu pháp lọc máu Ozone điều trị hen phế quản
2.2. Điều trị nội khoa
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh hen phế quản là:
- Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: Coticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,… Đây là biện pháp chính trong điều trị hen phế quản, giúp kiểm soát hen hàng ngày và hạn chế xuất hiện cơn hen cấp.
- Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh: có thể sử dụng thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium,… để cải thiện các triệu chứng của cơn hen phế quản cấp ngay lập tức.
- Điều trị dị ứng có thể được đặt ra ở bệnh nhân hen phế quản dị ứng.
Xem thêm: Thuốc trị hen phế quản
2.3. Thay đổi lối sống
Xây dựng một lối sống lành mạnh cũng là cách giúp điều trị hen phế quản hiệu quả:
- Tập thể dục đều đặn, vừa phải.
- Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.
- Giữ cân nặng hợp lý.
- Thực hiện các bài tập thở để giảm bớt các triệu chứng.
- Phòng tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như: tránh tiếp xúc khói bụi, lông động vật…
- Thường xuyên vệ sinh nhà ở, phòng ngủ, nơi làm việc.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Đối với bệnh nhân béo phì, hãy giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý…
3. Lối sống và biện pháp khắc phục bệnh hen phế quản tại nhà
Mặc dù nhiều người bị hen suyễn dựa vào thuốc để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng, nhưng bạn có thể tự mình làm một số việc để duy trì sức khỏe và giảm thiểu khả năng lên cơn hen.
3.1. Tránh các tác nhân làm ảnh hưởng đến bệnh
1. Sử dụng máy điều hòa không khí
Điều hòa không khí làm giảm lượng phấn hoa trong không khí từ cây cối, cỏ và cỏ dại tìm thấy trong nhà. Điều hòa không khí cũng làm giảm độ ẩm trong nhà. Nếu bạn không có máy lạnh, hãy cố gắng đóng cửa sổ vào mùa phấn hoa.
2. Thường xuyên giặt và thay mới chăn gối
Giảm thiểu bụi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh bằng cách thay thế một số vật dụng trong phòng ngủ. Ví dụ bọc gối, nệm, chăn mềm… Tránh sử dụng gối và chăn có lông tơ. Trong nhà, loại bỏ thảm và lắp đặt sàn gỗ cứng hoặc vải sơn. Sử dụng rèm cửa thể giặt được.
3. Duy trì độ ẩm tối ưu
Nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ẩm ướt, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng máy hút ẩm.
4. Ngăn ngừa nấm mốc
Làm sạch các khu vực ẩm trong phòng tắm, nhà bếp và xung quanh nhà để ngăn không nấm mốc phát triển.
5. Cân nhắc việc nuôi thú cưng
Nếu bạn bị dị ứng với lông vũ, hãy tránh những vật nuôi có lông. Cho thú cưng được tắm rửa hoặc chải lông thường xuyên cũng có thể làm giảm lượng lông tơ trong môi trường xung quanh bạn.
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên
Dọn dẹp nhà cửa của bạn ít nhất một lần một tuần. Nhớ hãy đeo khẩu trang để tránh hít phải khói bụi nhé.
6. Che mũi và miệng nếu trời lạnh
Nếu bệnh hen suyễn của bạn trở nên tồi tệ hơn do không khí lạnh hoặc khô, đeo khẩu trang có thể hữu ích.
7. Giữ gìn sức khỏe
Chăm sóc bản thân có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh, bao gồm:
- Tập thể dục thường xuyên. Bị hen phế quản không có nghĩa là bạn phải ít vận động hơn. Quá trình vận động, tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa các cơn hen suyễn và kiểm soát các triệu chứng bệnh.
- Tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường tim và phổi, giúp giảm các triệu chứng hen suyễn.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Thừa cân có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn và khiến bạn có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác cao hơn.
- Kiểm soát chứng ợ nóng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Axit trào ngược gây ra chứng ợ nóng có thể làm hỏng đường hô hấp ở phổi và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen phế quản. Nếu bạn bị ợ chua thường xuyên hoặc liên tục, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn điều trị. Bạn có thể cần điều trị GERD trước khi các triệu chứng hen suyễn của bạn cải thiện.
3.2. Phương pháp thay thế
Một số phương pháp điều trị thay thế có thể giúp giảm các triệu chứng hen suyễn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các phương pháp điều trị này không thay thế cho điều trị y tế, đặc biệt nếu bạn bị hen phế quản nặng. Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi dùng bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào, vì một số có thể phản ứng với thuốc bạn dùng.
Trong hầu hết các trường hợp, cần phải nghiên cứu thêm để xem các biện pháp thay thế hoạt động tốt như thế nào và để đo lường mức độ của các tác dụng phụ có thể xảy ra. Các phương pháp điều trị hen suyễn thay thế bao gồm:
- Bài tập thở. Các bài tập này có thể làm giảm lượng thuốc bạn cần để kiểm soát các triệu chứng hen suyễn.
- Các biện pháp thảo dược và tự nhiên. Một số biện pháp tự nhiên và thảo dược có thể giúp cải thiện các triệu chứng hen suyễn bao gồm hạt đen, caffeine, choline và pycnogenol.
4. Kết luận
Bệnh hen phế quản nếu không phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến những rắc rối ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống thường ngày của bệnh nhân. Nếu bạn có một trong những triệu chứng trên, hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe ngay nhé.
Mặc dù đã có phương pháp điều trị hen phế quản tiên tiến, như liệu pháp lọc máu Ozone, tuy nhiên quan trọng hơn hết là bạn cần những phương thức bảo vệ sức khỏe tối ưu. Hãy xây dựng lối sinh hoạt và ăn uống khoa học, đây chính là cách bảo vệ bạn trước mọi bệnh tật và tác nhân gây bệnh.
Nguồn tài liệu