Có lẽ chúng ta quá quen với Phá lấu, món ăn đường phố bụi bặm trên các con phố Sài Gòn nhưng có lẽ không ai biết được, đằng sau món ăn thú vị ấy lại là cả một câu chuyện đầy ý nghĩa.
1. Nguồn gốc của món phá lấu
Phá lấu là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người ta truyền tai nhau câu chuyện kể về gốc gác của món ăn: Ngày xưa, người Tiều bị người Phúc Kiến xua đuổi ra khỏi mảnh đất của chính mình, khiến họ phiêu dạt đến Triều Châu. Ở đây, họ phải tìm cách tồn tại, và họ đã vào rừng săn bắt những con thú lớn để ăn. Câu chuyện chưa dừng lại cho đến khi người Tiều nhận ra rằng họ phải tìm cách tận dụng nội tạng và phần thịt không ăn hết của con thú. Đây chính lúc này họ đã nghĩ ra cách bảo quản thức ăn thừa, đó là ướp những thứ này với những gia vị cay để có thể giữ chúng được lâu hơn. Phá lấu ra đời như thế đó, đầy tự nhiên nhưng cũng ngon xuất sắc đến mức bất ngờ.
Phá Lấu đến với người Việt Nam cũng tự nhiên như vậy, trong phong tục tập quán, xuất phát từ sự cần kiệm của người Việt. Phá Lấu với người Sài Gòn là đặc biệt hơn cả, vì nó gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Những gánh hàng rong rải rác bên cổng trường, khói tỏa nghi ngút, mùi thơm nồng ngào ngạt của nước cốt dừa trong phá lấu dường như mời gọi tất cả những ai qua đường. Đặc biệt là lũ nhóc học trò đói ngấu sau giờ học, thứ món béo ngậy này càng khiến chúng thêm bội phần mê đắm. Rồi cứ thế từng cụm, từng nhóm ngồi vây quanh gánh hàng rong, thưởng thức món ngon. Lũ học trò lớn dần nhưng tuổi thơ về phá lấu trong chúng chắc chắn mãi còn nguyên vẹn.
Món ăn này được làm từ những nguyên liệu như: Tim, phổi, lòng, lưỡi,…tất cả những gì còn sót lại của con lợn. Món ăn có phần “hỗn độn” vì cái gì cũng có thể cho vào được, nhưng chớ có coi thường bởi hương vị món ăn mới là tuyệt đỉnh. Người phương Tây khi đến Việt Nam họ khá thích thú với món ăn này, vì tuy giản dị nhưng văn hóa người phương Đông được thể hiện khá rõ rệt trong màu sắc, hương vị và cách chế biến. Vì không sử dụng hết cả con lợn mỗi khi thịt, người ta đã đem phần thừa bao gồm cả nội tạng lợn đi tẩm với gia vị, cho vào nồi rồi nấu lên ăn dần, chính vì được ướp gia vị như vậy, mà những nguyên liệu ấy được tiết kiệm, được sử dụng hiệu quả nhất.
Phá Lấu giản dị đấy, nhưng khiến cả thế hệ chúng tôi yêu thích, nhấm nháp bát Phá Lấu thật lâu để vị cay xè ngấm vào lưỡi, vào từng giác quan. Cay, cay chứ nhưng mà ngon quá, không thể dừng lại.
2. Cách làm phá lấu lòng heo
2.1 Nguyên liệu
- 1 tai heo
- 1 bao tử heo nhỏ
- 1 kg lòng (ruột) heo loại non
- 1 trái dừa xiêm
- Xì dầu, ngũ vị hương
- Hành tím, tỏi băm
- Gia vị: tiêu, muôi, đường, giấm, dầu ăn
2.2 Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Tai heo: sau khi mua về thì cạo sạch lông, rửa sạch dưới nước lạnh nhiều lần rồi dùng giấm rửa tai heo rồi xả lại với nước thật kỹ. Sau đó để cho tai heo ráo nước rồi cắt thành 3 phần (theo chiều dọc của tai heo).
- Bao tử heo: Lộn phần bề trái của bao tử ra và rửa thật kỹ với nước muối và xả nhiều lần dưới nước cho sạch, rồi rửa tiếp với giấm rồi lại xả nước cho bao tử theo thật sạch và không còn mùi hôi tanh, để ráo nước và cắt thành 3 hoặc 4 phần tùy ý bạn. Ngoài ra, nếu bạn muốn kỹ hơn thì có thể dùng muối chà trong ngoài bao từ rồi rửa lại nước sạch, cứ như thế thao tác 2 – 4 lần, rồi chần trong nồi nước sôi từ 10 – 15 phút.
- Lòng heo: Bạn cũng rửa thật kỹ như phần bao tử heo. Nhưng nếu bạn mua lòng heo già thì bạn phải cho vào nước một chút giấm gạo thêm một thìa phèn chua nữa rồi mang găng tay mỏng (để tay không bị dính mùi hôi) bóp vài lần rồi rửa thật kĩ bằng nước sạch.
Bước 2: Ướp lòng nấu phá lấu
Lấy một tô lớn hoặc nồi cho lòng, bao tử và tai heo vào cùng với ngũ vị hương, nước tương, 1 muỗng canh hành tím, muối và chút xíu tiêu ướp trong 2 tiếng để tất cả nguyên liệu thấm gia vị.
Bước 3: Chế biến phá lấu lòng heo
Bắc chảo lòng hơi sâu lên bếp, cho vào chút dầu, đợi dầu vừa sôi thì cho hành, tỏi vào phi cho thơm rồi cho tiếp các nguyên liệu đã ướp vào chiên vàng lên cho thơm. Đến lúc này, thì bạn cho dừa xiêm vào ngập phần nguyên liệu trong chảo, để lửa liu riu hầm đến khi còn 1/3 là được, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị là có thể tắt bếp.
Bước 4: Hoàn thành món phá lấu heo
Khi ăn thì bạn cắt lòng heo, bao tử, tai heo thành những miếng nhỏ vừa ăn và ăn kèm cùng bánh mì nóng, giòn là ngon nhất.
3. Cách nấu phá lấu lòng bò
3.1 Nguyên liệu
- 500 gr lòng bò, sách bò, lá lách
- 1 trái dừa xiêm
- Xì dầu, ngũ vị hương
- Hành tím, tỏi băm, 1 trái chanh tươi
- Gia vị: tiêu, muối, đường, giấm, dầu ăn, bột cà ri
3.2 Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Lòng bò, lá lách, sách bò thì bạn bóp kỹ với muối và nước cốt chanh để loại bỏ nhớt và mùi hôi, rồi xả thật sạch với nước lạnh, để ráo nước. Trần sơ tất cả trong nồi nước sôi rồi vớt ra xả nước lần nữa rồi để ráo, cắt thành những miếng với kích thước vừa phải.
Bước 2: Ướp lòng bò
Sau đó, cho tất cả phần nguyên liệu này vào một tô lớn và ướp với tỉ lệ như cách trên. Ngoài ra. Bạn có thể cho thêm vào ½ muỗng café bột cà ri để tăng hương vị. Chờ trong 1 tiếng để tất cả các nguyên liệu thấm gia vị.
Bước 3: Nấu phá lấu
Bắc chảo lên bếp và cho chút dầu vào đun sôi, sau đó cho hành, tỏi vào phi cho thơm. Sau đó, cho tiếp tất cả phần nguyên liệu vào chiên cho phần nội tạng bò săn lại. Sau đó cho tiếp phần nước cốt dừa vào, để lửa liu riu cho đến khi các nguyên liệu chín mềm. Trong quá trình nấu, để mở nắp nồi và vớt bọt liên tục để nước dùng trong.
Bước 4: Trình bày
Cắt lòng bò, sách bò và lá lách ra chén với kích thước vừa ăn và cho nước dùng vào. Dùng kèm với bánh mì và chút nước chấm me tắc.
4. Kết luận
Phá lấu là một món ăn vặt ngon với cách nấu không quá phức tạp, tuy nhiên bạn cần phải sơ chế phần nội tạng thật kỹ lưỡng để món ăn sạch sẽ, an toàn. Hy vọng với sự hướng dẫn cách nấu phá lấu lòng heo, phá lấu bò từ Medplus thì bạn sẽ làm món ăn này chuẩn ngon đúng vị như ngoài tiệm nhé.
Xem thêm:
- Bỏ túi ngay 5 công thức làm cơm chiên trứng vừa ngon lại dễ làm
- [Bật mí] cách làm há cảo và sủi cảo ngon tại nhà
- Ngon miệng với cánh gà tẩm bột chiên xù và chiên bở tỏi
Nguồn Cet.edu