Để biết cách điều trị Viêm nang lông tận gốc, ta cần biết rõ về bệnh cũng như là các nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó, ta mới có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp.
Viêm nang lông là gì?
Viêm nang lông là tình trạng nang lông bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Viêm nang lông có thể xuất hiện ở mọi mọi vùng da (trừ môi, lòng bàn tay, lòng bàn chân). Trong đó, những vùng dễ bị viêm nang lông nhất là cánh tay, chân, mông, bộ phận sinh dục, ngực, lưng, đầu, và khuôn mặt.

Tuy không gây nguy hiểm, nhưng người bệnh vẫn có cảm giác đau và ngứa rất khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu thêm về viêm nang lông để biết cách điều trị nhé!
Phân loại và triệu chứng
Viêm nang lông được chia thành 2 loại chính là Viêm nang lông nông và Viêm nang lông sâu. Viêm nang lông nông thường chỉ ảnh hưởng đến một phần của nang lông. Viêm nang lông sâu thường nặng hơn và xảy ra khi toàn bộ nang lông bị viêm nhiễm.
1. Viêm nang lông nông
- Viêm nang lông do vi khuẩn. Đây là loại viêm nang lông phổ biến nhất gây ra bởi nhiễm trùng tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus). Người mắc viêm nang lông loại này sẽ xuất hiện những vết viêm màu trắng sưng, ngứa và có mủ.
- Viêm nang lông do lông mọc ngược. Tình trạng lông mọc ngược xảy ra thường xuyên do sử dụng dao cạo, nhất là với những vùng có lông/ tóc xoăn. Viêm nang lông loại này thường để lại sẹo thâm, sẹo lồi và gây ngứa.
- Viêm nang lông do Pseudomonas. Do vi khuẩn Pseudomonas được tìm thấy trong các bể bơi và bồn tắm nước nóng có độ cân bằng Ph và nồng độ Clo không hợp lí gây ra. Trong vòng 72 giờ, người bị nhiễm khuẩn sẽ cảm thấy ngứa và nổi mẩn đỏ tại các vùng da được che phủ bởi đồ bơi hoặc vùng phía sau cẳng chân.
- Viêm nang lông do nấm Pityrosporum. Da bị nhiễm nấm dẫn đến tổn thương mãn tính, vết viêm màu đỏ, gây ngứa và có mủ. Viên nang lông loại này thường xuất hiện trên mặt và vùng thân trên của người bệnh.
2. Viêm nang lông sâu
- Viêm nang lông cằm (Sycosis Barbae). Là viêm nang lông do lông mọc ngược nhưng ở tầng da sâu hơn hơn, có thể dẫn đến sẹo và rụng lông vĩnh viễn.
- Mụn nhọt. Vi khuẩn tụ cầu khi lây nhiễm sâu sẽ dẫn đến nhọt sưng đỏ, gây đau đớn và chứa đầy mủ. Các cụm nhọt (được gọi là Carbuncles) gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với nhọt đơn, thường lâu lành và để lại sẹo.
- Viêm nang lông gram âm. Những người bị mụn trứng cá điều trị bằng kháng sinh dài ngày có thể bị viêm nang lông dạng này do thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến sự cân bằng vi khuẩn trong da.
- Viêm nang lông Eosinophilic. Là loại viêm nang lông xuất hiện ở người bị HIV/AIDS giai đoạn cuối và ung thư. Bệnh gây ra các vết lở loét, ngứa dữ dội và vùng da sau khi lành sẽ tối màu hơn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của loại viêm nang lông này cùng do loại nấm Pityrosporum gây nên.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc Viêm nang lông
- Sử dụng dao cạo nhiều
- Thường xuyên mặc quần áo chật chội gây ma sát da nhiều, bí bách lỗ chân lông
- Những tình trạng da khác như mụn trứng cá, viêm da, vết côn trùng cắn, trầy xướt,… (cho phép vi khuẩn xâm nhập đến nang lông gần đó)

- Ngâm mình trong bồn nước nóng có nhiệt độ và chất lượng nước không phù hợp
- Hệ thống miễn dịch suy yếu do mắc một số bệnh như HIV/AIDS, ung thư, tiểu đường, béo phì,…
- Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh hoặc các loại kem Steroid trong thời gian dài.
Cách điều trị Viêm nang lông
1. Dùng thuốc
Bạn có thể dễ dàng tìm được loại thuốc điều trị khi xác định được mình đang bị loại Viêm nang lông nào. Nhìn chung các loại thuốc được chia thành các nhóm sau:
- Thuốc kháng sinh. Đôi với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh dưới dạng viên nén hoặc kem bôi da để kiểm soát nhiễm trùng.
- Thuốc chống nấm. Đối với những trường hợp viêm nang lông do nấm, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các loại thuốc chống nhiễm nấm dưới các dạng viên nén, kem bôi da, dầu gội,…
- Các loại thuốc kháng viêm, kháng virus. Sẽ được chỉ định cho các bệnh nhân bị tăng bạch cầu ái toan hoặc các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
2. Các can thiệp khác
Đối với các loại Viêm nang lông thể nặng hoặc tái phát nhiều lần, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các liệu pháp sau để điều trị dứt điểm:
- Liệu pháp quang động (PDT)
Liệu pháp này sử dụng cả ánh sáng và các chất hóa học để tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus trên da. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp điều trị thành công cả Viêm nang lông sâu bằng liệu pháp PDT. - Tiểu phẩu
Điều trị mụn nhọt và Carbuncle bằng cách rạch một vết nhỏ ở vết viêm để dẫn lưu mủ. Mục đích là để giảm đau và thúc đẩy thời gian phục hồi nhanh hơn. - Triệt lông bằng laser
Liệu pháp này sử dụng tia laser phá hủy các nang tóc để chúng không bị viêm hoặc nhiễm trùng, do đó thường để lại vết phồng rộp và sẹo. Đây là liệu pháp được sử dụng cuối cùng chỉ khi các liệu pháp khác thất bại.
Biện pháp khắc phục Viêm nang lông tại nhà
Đối với Viêm nang lông thể nhẹ hoặc mới xuất hiện, bạn hoàn toàn có thể tự mình chữa khỏi nếu áp dụng theo những phương thức sau:
- Chườm ấm
Đặt một miếng gạc ấm lên vùng bị viêm có thể làm giảm ngứa và rút mủ. Chỉ cần ngâm một miếng gạc vào nước ấm rồi vắt khô. Xoa nhẹ nhàng lên da trong tối đa 20 phút. Lặp lại khi cần thiết. - Vệ sinh sạch sẽ
Nhẹ nhàng rửa vùng bị viêm hai lần mỗi ngày bằng xà phòng y tế sẽ giúp giảm nhiễm trùng. Luôn giữ tay và khăn lau sạch. Giặt tất cả khăn sau khi sử dụng đề phòng lây nhiễm. - Tắm nhẹ nhàng
Ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp giảm ngứa và đau do viêm nang lông. Bạn có thể thêm một ít Bột yến mạch hoặc Baking Soda vào nước tắm nếu muốn. Đây là 2 loại bột đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm.

- Bảo vệ da
Tránh mặc quần áo chật và tiếp xúc với các hóa chất dễ gây kích ứng. Hạn chế cạo râu/lông. Nếu buộc phải dùng dao cạo, hãy giữ cho lưỡi dao sạch, sắc và dùng chất bôi trơn.
Viêm nang lông hoàn toàn có thể chữa khỏi nhưng vẫn gây nhiều phiền toái và tốn kém. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy truy cập MedPlus thường xuyên để bỏ túi những bí quyết cho một làn da khoẻ mạnh nhé!
Các bài viết liên quan:
Nguồn: Mayoclinic, Medical News Today