Định nghĩa của ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm (trúng thực) có nghĩa là bạn đã ăn phải, uống phải thực phẩm nhiễm bẩn hay nhiễm độc… Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm.
Những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường gặp
- Đau bụng, đau đầu dữ dội: Đây là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết người bệnh có trúng thực hay không. Có thể dùng túi chườm ấm lên bụng để giảm đau.
- Buồn nôn, ói mửa: Là triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm
- Tiêu chảy: Tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
- Sốt: Ngộ độc thực phẩm có thể khiến bạn sốt nhẹ, ớn lạnh.
- Chán ăn: Người bệnh cảm thấy chán ăn, bỏ bữa,…
Trúng thực có nguy hiểm không?
Thông thường trúng thực chỉ xảy ra trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên nếu bạn gặp những dấu sau đây, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng:
- Rối loạn thần kinh: thị lực giảm, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật.
- Rối loạn tim mạch: Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.
- Có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như đau ngực, cổ, hàm, họng).
- Sức đề kháng của cơ thể kém: Nhất là ở các đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi, người đang dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch (thường dùng trong bệnh về khớp, ung thư, dị ứng), người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh dạ dày tá tràng, bệnh gan, rối loạn sắc tố.
Những nguy cơ mắc phải ngộ độc thực phẩm
Đa phần, ngộ độc thực phẩm sẽ xảy ra đối với mọi lứa tuổi bởi do chế độ ăn uống của mỗi người. Tuy nhiên, những người có nguy cơ bị trúng thực cao gồm:
- Tuổi già: Lớn tuổi sẽ khiến cho hệ miễn dịch của bạn bị yếu đi và không phản ứng lại với vi khuẩn gây hại.
- Mang thai: Thay đổi trong chuyển hóa và tuần hoàn, khiến bạn có nguy cơ cao bị trúng thực.
- Trẻ em: Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
- Người mắc bệnh mạn tính: bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc AIDS.
Những phương pháp xử lý trúng thực hiệu quả
Với người lớn
- Dùng 2 ngón tay ngoáy họng, có thể dùng tăm bông hoặc thìa nhỏ đưa vào gốc lưỡi để tạo cảm giác muốn nôn.
- Khi nôn để đầu cúi thấp hơn ngực để tránh bị sặc vào phổi.
- Sau đó, người bệnh cần nằm nghỉ sau đó hòa gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường uống để chống mất nước. Đồng thời trung hòa chất độc trong cơ thể của người bệnh giúp hạn chế tác hại độc tố với cơ thể
- Ăn thức ăn mềm và dễ tiêu không nên cho uống sữa.
Với trẻ nhỏ
Khi thấy trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, cần ngưng cho trẻ ăn các thực phẩm đó. Khi trẻ nôn đặc biệt là nôn khi ngủ có thể dễ bị sặc lên mũi cần nhanh chóng dùng miệng hút mũi để tránh nguy cơ trẻ bị khó thở. Pha orezol theo hướng dẫn của bác sĩ và cho trẻ uống từng chút một.
Cách phòng ngừa ngộ độc mà bạn nên biết
Dưới đây là một số cách để kiểm soát trúng thực:
- Để cho dạ dày được nghỉ, bạn không nên ăn uống trong vài giờ.
- Ăn chín uống sôi.
- Uống nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất.
- Ngậm một viên đá nhỏ hoặc uống từng ngụm nước. Bạn có thể húp nước canh hoặc uống nước không chứa cafein.
- Khi bắt đầu ăn uống lại, bạn nên chọn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, rau câu, chuối và cơm.
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa lợi khuẩn tiêu hóa như yogurt.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến bạn yếu đi và mệt mỏi.
Tuy nhiên, bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn gặp những biểu hiện bất thường khác khi bị trúng thực, bạn hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán và thăm khám chính xác.
Một số bài viết liên quan:
Nguồn: Hello Bacsi, Vinmec